Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế, có rất nhiều cách điều trị nấm họng ở trẻ em. Tuy nhiên, đối với tình trạng của mỗi bé sẽ có cách xử lý riêng, sao cho phù hợp và giúp bảo vệ sức khoẻ của trẻ một cách tốt nhất.
Nấm họng ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, do trẻ sơ sinh và trẻ em còn nhỏ tuổi nên rất khó chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng. Vì vậy nhiều ba mẹ băn khoăn không biết trẻ bị nấm họng phải điều trị như thế nào? Bài viết sau đây xin “bật mí” cách điều trị nấm họng ở trẻ em.
Nấm họng là tình trạng vùng họng của bé bị viêm do nấm mốc, gây nên những hiện tượng như chán ăn, buồn nôn, sốt, đau họng, …. Nấm họng được phân thành 4 trường hợp như: Nấm amidan, viêm amidan nấm, nhiễm nấm họng và tưa miệng.
Trẻ sơ sinh và trẻ em thường có các triệu chứng như: Xuất hiện những mảng trắng hình tròn, nhỏ hoặc có một số đường nứt nhỏ ở lưỡi, niêm mạc miệng, mép. Những đốm trắng này rất khó làm sạch. Sau khi cạo bỏ được những đốm này sẽ thấy bên trong miệng xuất hiện nhiều nốt đỏ.
Những đám màu trắng ngà này có thể chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh quản. Đôi khi có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống dạ dày gây tiêu chảy… Nếu ba mẹ tự cạo hoặc bóc ra sẽ khiến trẻ đau và bỏ ăn.
Điều trị nấm họng ở trẻ em bằng Tây y là một trong những phương pháp nhanh chóng và hiệu quả, được các bà mẹ ứng dụng nhiều hiện nay.
Nystatin là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả, thuốc có dạng viên uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa tan trong nước để rơ miệng cho trẻ nếu trẻ không thích hợp dùng Miconazole.
Đây là một loại kháng sinh, giúp tiêu diệt các bào tử nấm cộng sinh trong khoang miệng (đặc trị dùng cho loại nấm Candida). Nếu trẻ bị nấm họng ở mức độ nhẹ có thể rơ 4 lần/ngày.
Lưu ý: Bạn nên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ ít nhất là 7 ngày liên tục. Sau đó, có thể giảm tần suất rơ trong hai ngày tiếp theo, hoặc cho tới khi các mảng trắng trên lưỡi và họng biến mất.
Miconazole là thuốc kháng nấm dạng gel rất dễ sử dụng, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bên trong miệng bằng cách thoa gel lên các mảng trắng. Thuốc dùng điều trị cho trẻ từ 4 tháng đến 24 tháng tuổi.
Cách thực hiện:
Lưu ý: Nên sử dụng Miconazole 4 lần/ngày sau bữa ăn, và ít nhất là 7 ngày. Bạn có thể sử dụng liều lượng gấp đôi đối với trẻ trên 2 tuổi.
Một điều quan trọng là ba mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc kháng nấm để phù hợp và an toàn cho trẻ. Không nên tùy ý mua thuốc trị nấm để bôi cho bé, vì như vậy có thể khiến các vết viêm loét cũng sâu hơn và dễ làm trẻ đau và lâu khỏi bệnh hơn.
Song song với việc điều trị nấm họng ở trẻ em, các bậc cha mẹ cũng nên tìm kiếm những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà. Bởi việc chăm sóc và vệ sinh hàng ngày là yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng nề hơn.
Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như:
Vệ sinh răng miệng với kem đánh răng và nước súc miệng 2 lần/ngày là điều cần thiết. Duy trì thói quen này giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn nấm, đặc biệt là bào tử nấm Candida cộng sinh trong khoang miệng.
Lưu ý:
Phụ huynh nên bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể của trẻ như: Omega 3, vitamin C, vitamin B2, protein… Các khoáng chất, vitamin có trong các loại thực phẩm như cá hồi, trái cây mọng (cam, quýt, ổi… ), rau có màu xanh đậm (cải xoăn, cải bẹ, bông sú…). Bổ sung cho bé nước điện giả, hoặc nước ép hoa quả, để cân bằng lại lượng nước bị mất, tránh tình trạng khô miệng cho bé.
Trên đây là những cách điều trị nấm họng ở trẻ em. Bệnh nấm họng tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế khi thấy dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm, ba mẹ nên thực hiện các bước điều trị bệnh, nếu không thuyên giảm có thể đưa trẻ đi khám.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.