Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngày 07/09/2024
Kích thước chữ

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Điều này khiến các mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì không biết có bị ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé không. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết giải đáp chi tiết dưới đây nhé!

Trung bình, mỗi mẹ bầu sẽ tăng khoảng 9 - 12kg trong suốt 9 tháng thai kỳ nhưng vẫn có một số trường hợp bị sụt cân ở 3 tháng đầu. Vậy việc mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến em bé không? Mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân sẽ hợp lý? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân nguyên nhân do đâu?

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Ốm nghén và buồn nôn

Ốm nghén thường xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ và kéo dài đến khoảng tuần 12. Đây là nguyên nhân chính khiến 70 - 80% phụ nữ mang thai sụt cân trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa khiến mẹ bầu bị giảm cảm giác thèm ăn, khiến lượng calo tiêu thụ ít hơn bình thường. Do đó, nhiều mẹ bầu không tăng cân, thậm chí sụt cân trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi, các triệu chứng này thường được cải thiện và cân nặng bắt đầu tăng lên.

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến thai nhi không? 3
Ốm nghén và buồn nôn khiến mẹ bầu bị giảm cảm giác thèm ăn dẫn đến sụt cân

Tuy nhiên, nếu tình trạng nghén nặng dẫn đến sụt cân 5 - 10%, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng không cân đối

Một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cũng có thể khiến mẹ bầu giảm cân trong 3 tháng đầu hoặc thậm chí trong suốt thai kỳ. Mặc dù mẹ bầu không cần tăng cân quá nhiều trong giai đoạn đầu, nhưng việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng lại có vai trò rất quan trọng. Khi không được cung cấp đủ dưỡng chất, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, khó tăng cân hoặc dẫn đến sụt cân.

Nếu bị nghén với một số loại thực phẩm, mẹ bầu có thể thay thế bằng các nguồn cung cấp dinh dưỡng khác. Chẳng hạn nếu không ăn được cơm, có thể chọn các nguồn tinh bột khác như ngô, khoai hoặc ngũ cốc. Nếu không dung nạp được chất béo từ động vật, mẹ bầu có thể thay thế bằng chất béo có nguồn gốc thực vật.

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu mẹ bầu không bị ốm nghén quá nặng, vẫn ăn uống đầy đủ mà vẫn sụt cân thì có thể do một số nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn. Các vấn đề có thể bao gồm:

  • Rối loạn tự miễn dịch;
  • Mất cân bằng nội tiết tố;
    Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa;
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức;
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ;
  • Các rối loạn tâm thần.

Nếu gặp phải các vấn đề này, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trọng lượng thai nhi có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe và cân nặng của người mẹ. Nếu mẹ bầu không tăng đủ cân trong suốt thai kỳ, điều này có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Nhưng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều mẹ bầu không chỉ không tăng cân mà còn có xu hướng bị giảm cân. Mức độ sụt cân ở mỗi người thường khác nhau, có thể từ 2 - 3kg hoặc thậm chí lên đến 5 - 6kg nếu mẹ bị ốm nghén nặng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe.

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến thai nhi không? 5
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thường bị sụt cân do chán ăn và ốm nghén

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, số cân nặng lý tưởng mà mẹ bầu có thể tăng là khoảng 2kg. Tuy nhiên, phần lớn mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân thường do chán ăn và ốm nghén. Việc sụt cân vì lý do này thường không đáng ngại và không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Bởi trong 3 tháng đầu, bé chủ yếu nhận dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.

Nếu mẹ bầu nhận thấy cân nặng giảm đột ngột, cơ thể quá mệt mỏi hoặc thai nhi phát triển chậm hơn so với tuổi thai, cần đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

Mẹ bầu bị sụt cân trong 3 tháng đầu phải làm sao?

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi mẹ bầu khi mang thai sẽ khác nhau tùy thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo duy trì cân nặng ổn định, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tuân thủ một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh.

Nếu gặp phải tình trạng sụt cân trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng mà có thể áp dụng theo một số biện pháp dưới đây:

Giảm triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu

Nếu gặp tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị sút cân thì cách tốt nhất là mẹ bầu cần phải cải thiện tình trạng ốm nghén. Để giảm tình trạng này, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp như:

  • Bổ sung vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai.
  • Ăn nhẹ vào buổi sáng với bánh quy hoặc bánh mì khô, tránh để bụng đói khi di chuyển khỏi giường để giảm buồn nôn.
  • Uống đủ nước và uống đều đặn trong suốt cả ngày.
  • Tránh tiếp xúc với những mùi gây cảm giác buồn nôn.
  • Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
  • Sử dụng trà gừng, kẹo gừng hoặc ăn các loại quả có vị chua ngọt như sơ ri, lựu,... để kích thích vị giác và giảm cảm giác buồn nôn.
Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến thai nhi không? 4
Sử dụng trà gừng để kích thích vị giác và giảm cảm giác buồn nôn

Tuy nhiên, nếu tình trạng nghén nặng dẫn đến sụt cân 5 - 10%, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Để đảm bảo tình trạng sụt cân trong 3 tháng đầu không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần phải duy trì cân nặng hợp lý trước khi mang thai. Có thể hiểu đơn giản là cần có đủ lượng mỡ dự trữ để cung cấp dưỡng chất nuôi thai trong trường hợp bị ốm nghén và sụt cân.

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần phải tiêu thụ khoảng 2.200 calo mỗi ngày. Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu đạm từ động vật như hải sản, trứng và sữa. Các nguồn đạm thực vật như ngũ cốc, đậu nành,... cũng sẽ là lựa chọn tốt vì dễ hấp thu và giàu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ từ rau xanh và trái cây. Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cả mẹ và bé. Ngoài axit folic, mẹ cần chú ý bổ sung sắt và canxi. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dễ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đồng thời, làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ.

Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý

Lối sống và thói quen hàng ngày cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng của mẹ bầu. Do vậy, mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo cân nặng tăng ổn định:

  • Tập luyện phù hợp: Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp sẽ giúp lưu thông máu và kích thích cảm giác thèm ăn. Mẹ có thể lựa chọn các môn như đi bộ, yoga hoặc bơi lội,... tùy vào tình trạng sức khỏe.
  • Công việc và nghỉ ngơi: Tránh làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tâm lý: Stress và căng thẳng cũng sẽ dễ khiến cân nặng của mẹ bị sụt giảm nhanh chóng. Do đó, mẹ bầu nên kiểm soát tâm lý, tránh áp lực và lo lắng kéo dài.
Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến thai nhi không? 1
Tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu và kích thích cảm giác thèm ăn

Khám thai định kỳ

Tình mạng sụt cân khi mang thai 3 tháng đầu có thể liên quan đến một số bệnh lý. Do vậy, mẹ bầu nên tuân thủ lịch thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn khi gặp tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân và tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu gặp vấn đề nghiêm trọng, mẹ bầu nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin