Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không? Có những lưu ý gì ở giai đoạn này?

Ngày 11/07/2023
Kích thước chữ

Giai đoạn thai nhi được 5 tuần, hệ thần kinh và tim mạch của thai nhi đang hình thành và rất nhạy cảm. Điều này khiến cho thai nhi rất dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến hiện tượng dị tật bẩm sinh. Vậy mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không? Và có những lưu ý gì dành cho bà bầu?

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không? Vấn đề này đang khiến nhiều chị em phụ nữ mang thai thắc mắc và băn khoăn. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để được trả lời thắc mắc bạn nhé!

Những thay đổi của bà bầu khi mang thai 5 tuần

Khi các bà bầu đã mang thai được 5 tuần, đồng nghĩa với việc thai phụ đã bước sang tháng thứ 2 khi mang thai. Lúc này, thai nhi có khoảng 21 - 28 ngày tuổi. 

Thông thường, khi mang thai nhi 5 tuần tuổi, bà bầu sẽ có những thay đổi như sau:

  • Vị giác thay đổi: Khi mang thai, nồng độ hormone hCG trong cơ thể bà bầu sẽ tăng cao. Do vậy, các mẹ bầu có khả năng không còn thích ăn uống các loại thực phẩm từng ưa thích, hoặc có thể có cảm giác thèm ăn với những loại thực phẩm khác.
  • Thay đổi ở bầu ngực: Do nồng độ hormone hCG tăng cao khi mang thai, điều này khiến phần ngực của bà bầu có sự thay đổi rõ ràng như đầu vú mềm, sẫm màu. Tuy nhiên, những sự thay đổi sẽ giảm dần và dần biến mất sau 3 tháng đầu của thai kỳ do sự tự điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể bà bầu.
  • Dấu hiệu buồn nôn: Buồn nôn là tình trạng phổ biến khi mang thai và cũng là dấu hiệu thai 5 tuần phát triển bình thường, xuất hiện khoảng ⅔ ở các thai phụ, nhất là xuất hiện thường xuyên trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này có thể giảm dần hoặc có thể biến mất khi thai nhi trong giai đoạn 3 tháng giữa tức là từ tuần 13 - 26.
  • Khứu giác nhạy cảm: Trong những tuần đầu khi mang thai, khứu giác của bà bầu khá nhạy cảm với những mùi vị xung quanh. Cho dù mùi vị có thể là quen thuộc đến mấy cũng làm cho bà bầu cảm thấy khó chịu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn ở thai phụ. Sự nhạy cảm với mùi vị sẽ giảm đi sau 3 tháng đầu.
  • Tình trạng chướng bụng đầy hơi: Khi có thai, nồng độ progesterone trong cơ thể người mẹ tăng cao lên khiến các cơ bắp vận hành một cách chậm chạp, ì ạch hơn lúc bình thường. Điều này cũng làm cho các cơ trong đường ruột hoạt động chậm hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng chướng bụng đầy hơi.
  • Vùng bụng dưới đau nhẹ: Trong giai đoạn đầu mang thai, các bà bầu sẽ gặp một số biểu hiện gần giống như khi đến ngày có kinh thông thường. Có thể gặp một số dấu hiệu như vùng bụng dưới bị đau nhẹ, xuất hiện tình trạng máu báo thai, cảm giác mệt mỏi, căng tức ngực…
  • Tiểu tiện nhiều lần: Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố đó là hormone hCG cộng thêm sự thay đổi về kích thước của tử cung do có em bé đã gây áp lực lên bàng quang. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng tiểu tiện nhiều lần, nhất là thường xuyên đi tiểu vào ban đêm.
  • Tiết nhiều nước bọt: Khi mang thai, tình trạng tiết nhiều nước bọt là một trong những dấu hiệu cho thấy hiện tượng ốm nghén của bà bầu bắt đầu xuất hiện. Thêm vào đó là những biểu hiện thường hay gặp, ví dụ như tình trạng trào ngược axit hoặc ợ nóng hay ợ chua.

Tóm lại, có nhiều sự thay đổi cũng như dấu hiệu cho thấy mang thai. Vì thế, tùy vào thể trạng cũng như cơ địa của nhiều người mà có những biểu hiện hay triệu chứng khác nhau.

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không? Có những lưu ý gì ở giai đoạn này? 1
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mang thai

Thai nhi 5 tuần sẽ hình thành như thế nào?

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì có nguy hiểm không? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết hãy tìm hiểu xem ở giai đoạn này thai nhi hình thành và phát triển như thế nào. 

Thai nhi 5 tuần cũng là lúc bà bầu bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ. Lúc này, trông phôi thai như hạt mè, gần được 2mm, có các tế bào phát triển không ngừng, hình thành phôi 3 lá. 

Bên cạnh đó, thai nhi bắt đầu xuất hiện hệ tuần hoàn và tim, nhịp tim đo được khoảng 100 - 160 lần/phút. Đồng thời não của thai nhi cũng đã phát triển nhanh chóng với tốc độ hình thành là 100 tế bào/phút.

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không?

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì khiến các bà bầu không khỏi lo lắng, băn khoăn, liệu thai nhi có nguy hiểm gì không? Thực tế, các bà bầu không nên quá lo lắng, bởi vì mỗi thai nhi đều có sự phát triển và hình thành không giống nhau. Theo các chuyên gia, tim của thai nhi có thể nhìn thấy rõ tại tuần 7 hoặc tuần 8 và đến tuần 12 của thai kỳ.

Bên cạnh đó, không ít các chị em phụ nữ cũng lo lắng rằng mang thai 5 tuần không có dấu hiệu của sự ốm nghén thì có phải nguy cơ sảy thai sẽ bị tăng lên không? 

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia về sự liên quan giữa nguy cơ sảy thai và tình trạng ốm nghén, nhưng chưa có nhận định chính thức nào về vấn đề này. Vì thế, các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuỳ vào cơ địa của từng người mà phụ nữ mang thai có những dấu hiệu khác nhau và thực tế cho thấy nhiều bà bầu không có dấu hiệu gì thì vẫn có một quá trình mang thai khỏe mạnh.

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không? Có những lưu ý gì ở giai đoạn này? 3
Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì khiến nhiều mẹ bầu hoang mang

Một số lưu ý dành cho bà bầu mang thai 5 tuần để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì là tình trạng không nguy hiểm, thế nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, các bà bầu nên cần lưu ý một số điều trong giai đoạn này để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Cụ thể như sau:

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Khi thai nhi được 5 tuần thì cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể bổ sung các dưỡng chất theo 4 nhóm dinh dưỡng với các loại thực phẩm như sau:

  • Nhóm chất béo: Lạc, dầu, mỡ…
  • Nhóm chất đạm: Thịt, cá, tôm…
  • Nhóm chất bột đường: Khoai, ngô, lúa mì…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu và hạt, sắt, canxi, acid folic…

Bên cạnh đó, các bà bầu cũng nên uống nhiều nước hàng ngày và tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi như:

  • Bia, rượu, chè, nước ngọt có gas hoặc đồ uống chứa nhiều caffeine.
  • Các thực phẩm làm sẵn, đóng hộp: Xúc xích, thịt nguội…
  • Các loại thực phẩm muối: Dưa muối, cà muối, măng muối…
  • Các thực phẩm chưa được tiệt trùng hoặc chưa được nấu chín.

Nghỉ ngơi điều độ

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của bà bầu sẽ phải chịu nhiều áp lực từ sự phát triển của thai nhi. Do vậy, để năng lượng được phục hồi mỗi ngày, các bà bầu cần phải có một chế độ nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Mỗi đêm, bà bầu nên ngủ 7 - 9 tiếng cộng thêm ngủ 30 phút - 1 tiếng vào buổi trưa. Nhất là các bà bầu nên ngủ nhiều hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ, để thích ứng với sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Trong giai đoạn mang thai, việc vận động nhẹ nhàng cũng sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển như bài tập yoga cho bà bầu, đi bộ… Bên cạnh đó, điều này cũng giúp người mẹ có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, ngăn ngừa được tình trạng đau lưng, cảm cúm… Tuy nhiên, khi vận động, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp, đảm bảo an toàn.

Vệ sinh răng miệng

Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể bà bầu là một trong những nguyên nhân làm cho người mẹ dễ bị viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng… Không những thế, khi mang thai, bà bầu sẽ ăn uống nhiều và thường xuyên ốm nghén làm cho quá trình vệ sinh răng miệng của mẹ bầu sẽ khó làm sạch hoàn toàn. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ tấn công. Nếu răng có dấu hiệu ngả màu hoặc sâu răng thì các mẹ bầu nên thăm khám nha khoa.

Khám thai theo định kỳ

Việc tuân thủ các mốc khám thai quan trọng là một quá trình không thể thiếu nhằm giúp kiểm tra và theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khoẻ của hai mẹ con. Do vậy, các mẹ nên thăm khám thường xuyên, theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu bất thường như đau bụng âm ỉ, dịch hồng xuất hiện ở âm đạo, cơn ốm nghén đột ngột biến mất… thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để thăm khám, tránh nguy cơ sảy thai, mang thai ngoài tử cung hoặc thai chết lưu.

Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không? Có những lưu ý gì ở giai đoạn này? 4
Cần phải khám thai theo định kỳ để theo dõi tình hình của thai nhi

Trên đây là những thông tin về mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã có câu trả lời cho vấn đề mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì nguy hiểm không. Các mẹ bầu hãy thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khoẻ, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin