Khi bị mất kinh nguyệt đột ngột không phải do mang thai, phụ nữ cảm thấy vô cùng lo lắng. Khi gặp tình trạng kinh nguyệt bất thường này, chị em thường thắc mắc: "Thế nào là bị mất kinh và làm sao để có kinh nguyệt trở lại?". Hãy cùng tìm hiểu 5 cách chữa mất kinh nguyệt bằng phương pháp dân gian trong bài viết sau.
Mất kinh nguyệt là gì?
Hiện tượng mất kinh khiến cho chị em không biết làm sao để có kinh nguyệt trở lại
Mất kinh hay vô kinh là tình trạng không hành kinh, xảy ra ở nữ giới vào năm 16 tuổi, chưa có kinh nguyệt đầu tiên hoặc phụ nữ bị mất kinh nguyệt kéo dài 3 đến 6 tháng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô kinh nhưng phổ biến nhất là do mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, vô kinh cũng có thể do lối sống như vấn đề về cân nặng và mức độ vận động hoặc do sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc các vấn đề với cơ quan sinh sản.
Có hai loại vô kinh gồm vô kinh nguyên phát là tình trạng chưa từng có kinh hoặc vô kinh thứ phát là tình trạng kinh nguyệt xuất hiện và sau đó biến mất.
Hầu hết các trường hợp của vô kinh đều có thể được điều trị hiệu quả dù là nguyên nhân nào.
Để biết cách làm sao để có kinh nguyệt trở lại, bạn cần tìm hiểu lý do nào gây ra tình trạng vô kinh.
Nguyên nhân làm mất kinh nguyệt
Tình trạng chậm kinh hoặc vô kinh có thể do những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Stress
Nguyên nhân làm thay đổi việc sản xuất hormone giải phóng gonadotrophin (GnRH), cản trở quá trình rụng trứng và khiến kinh nguyệt không đều đặn là do stress nặng. Dù bạn đã kiểm soát được tình trạng stress, có thể phải mất vài tháng hoặc hơn chu kỳ của bạn mới quay trở lại đều đặn.
Tập thể dục quá sức
Nguyên nhân có thể gây ra sự thay đổi hormone tuyến giáp và hormone tuyến yên, dẫn đến những thay đổi trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt là do tập thể dục quá sức.
Mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý mạn tính có thể ảnh hưởng đến việc mất kinh nguyệt như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh tuyến giáp, khối u tuyến yên, bệnh tuyến thượng thận, u nang buồng trứng, rối loạn chức năng gan và tiểu đường.
Các bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, viêm phổi, suy thận hoặc viêm màng não có thể dẫn đến rối loạn chức năng hormone dẫn đến tình trạng trễ kinh trong thời gian bị bệnh. Sau khi hết bệnh, vài tháng sau bạn sẽ có kinh trở lại.
Thay đổi trong lịch trình của bạn
Nếu bạn thường xuyên thay đổi ca làm việc ngày và đêm, lịch trình thất thường của bạn sẽ làm kinh nguyệt thay đổi bất thường dẫn đến mất kinh.
Do thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tuyến giáp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần và một số loại thuốc hóa trị có thể khiến bạn bị chậm kinh hoặc không có kinh.
Ngoài ra, các loại thuốc có thể làm thay đổi chu kỳ của bạn gồm thuốc tránh thai nội tiết như Depo-Provera, MiniPill chỉ có progesterone, vòng tránh thai Mirena và Nexplanon cũng .
Thay đổi cân nặng
Thừa cân có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Những thay đổi lớn về cân nặng như thừa cân, thiếu cân có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Những phụ nữ có thể bị vô kinh khi mắc chứng chán ăn hoặc đốt cháy nhiều calo hơn khi tập thể dục so với những gì họ tiêu thụ khi ăn. Chỉ cần tăng cân, kinh nguyệt sẽ trở lại.
Mới có kinh nguyệt
Một phụ nữ trẻ mới bắt đầu có một vài chu kỳ kinh có thể mất kinh vài tháng trước khi bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Ngoài ra, phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai, liệu pháp nội tiết tố hoặc do bệnh lý cũng có thể không có kinh.
Tiền mãn kinh và mãn kinh
Lượng kinh nguyệt của bạn có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, thường xuyên hơn hoặc thưa hơn do hội chứng tiền mãn kinh gây nên. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi, bạn sẽ không còn rụng trứng hoặc có kinh nữa.
Cho con bú
Khi cho con bú, bạn có thể mất kinh nguyệt hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc rất ít. Tuy nhiên, khi bạn không có kinh do đang cho con bú bạn vẫn có thể mang thai nên không được chủ quan.
Mang thai ngoài tử cung
Trường hợp bạn không thể mang thai do đặt vòng tránh thai, nếu có khả năng bạn bị trễ kinh là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
Làm sao để có kinh nguyệt trở lại theo cách an toàn?
Vậy làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Hãy dùng một số thực phẩm sau được xem là cách có kinh nguyệt hiệu quả nhưng an toàn.
Ngải cứu
Dùng ngải cứu có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Trong y học cổ truyền, ngải cứu là thuốc có tính cay ẩm, vị đắng giúp chữa được nhiều bệnh như đau bụng kinh, ổn định khí huyết... Đặc biệt, nguyên liệu này được xem là một phương thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Bạn có thể dùng ngải cứu khô 10g, rửa sạch rồi sắc với 200ml nước, sau đó đun đến khi nước sắc lại còn 100ml, để nguội và uống 2 lần/ngày. Nếu điều trị rối loạn kinh nguyệt lâu ngày, bạn cần tăng lượng ngải cứu gấp đôi và uống 4 lần/ngày.
Dùng ngải cứu trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn có màu máu kinh đỏ hơn, chu kỳ đều đặn hơn và đỡ mệt mỏi trong ngày hành kinh.
Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ là thực phẩm giúp cân bằng nội tiết và lưu thông máu trong tử cung. Đặc biệt nếu dùng nghệ trong giai đoạn hành kinh có thể giúp giảm đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt. Chỉ cần hòa 2 - 3 thìa tinh bột nghệ với sữa tươi và sử dụng mỗi ngày.
Quế
Trong y học cổ truyền, quế có đặc tính ẩm nên có công dụng trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và khả năng điều tiết chu kỳ kinh nguyệt tương đối hiệu quả.
Khi mới bị đau bụng kinh, bạn có thể pha quế với nước nóng để uống ngay hoặc chế biến quế với nhiều món ăn khác nhau.
Đu đủ xanh
Thành phần papain trong đu đủ xanh có tác dụng điều tiết lượng máu đến tử cung nhiều hơn và chống các cơn co thắt tử cung.
Các loại rau củ quả
Để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt chứa trong súp lơ, cà rốt, bí đỏ... Ngoài ra để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bạn có thể ăn một số loại trái cây như chà là, dưa leo... chứa lượng lớn estrogen.
Nếu bạn đang gặp tình trạng tắc kinh và không biết làm sao để có kinh nguyệt trở lại thì hãy tham khảo các hướng dẫn bên trên nhé.
Xem thêm
Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra
Bị trễ kinh ăn gì cho mau ra
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp