Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mất ngủ ở người trẻ do đâu? Phải làm sao?

Ngày 11/04/2024
Kích thước chữ

Mất ngủ ở người trẻ là tình trạng người trẻ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ sâu, thường xuyên thức dậy quá sớm mà không thể ngủ trở lại. Mất ngủ kéo dài thường gây ra sự mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và hiệu suất làm việc, đồng thời ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người trẻ.

Thực trạng mất ngủ ở người trẻ hiện nay đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại. Các vấn đề liên quan đến tâm lý như lo lắng, căng thẳng về tương lai, mối quan hệ xã hội và áp lực từ gia đình có thể làm cho người trẻ khó chịu và gặp khó khăn trong việc thư giãn để có giấc ngủ sâu và ngon.

Thực trạng mất ngủ ở người trẻ hiện nay

Các dữ liệu nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường Wakefield Research đã cho thấy các vấn đề liên quan đến giấc ngủ đang trở nên đáng lo ngại đối với thanh niên Việt Nam. Khoảng 37% của giới trẻ ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề mất ngủ, trong khi có đến 73% gặp căng thẳng do các rối loạn về giấc ngủ. Hơn nữa, 79% số người tham gia khảo sát thừa nhận họ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày.

mat-ngu-o-nguoi-tre-do-dau-phai-lam-sao 1.jpg
Giới trẻ ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề mất ngủ

Thực trạng hiện nay, vấn đề mất ngủ đang ngày càng ảnh hưởng đến các nhóm tuổi trẻ hơn. Trước đây, mất ngủ thường được gắn liền với người trưởng thành sau tuổi 40. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều người trong độ tuổi từ 20 đến 30 thường xuyên gặp phải những khó khăn như mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ không sâu và chất lượng giấc ngủ kém.

Mất ngủ ở người trẻ do đâu?

Mất ngủ ở người trẻ tuổi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở người trẻ tuổi:

Áp lực thi cử: Cả học sinh và sinh viên thường phải đối mặt với áp lực từ các kỳ thi và bài kiểm tra. Việc ôn tập đến khuya hoặc thức dậy sớm để học bài có thể gây ra mất ngủ.

Áp lực công việc: Người trẻ thường phải đối diện với áp lực từ công việc và mục tiêu nghề nghiệp. Công việc ngoài giờ cũng có thể gây ra căng thẳng và mất ngủ.

Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ: Sử dụng quá mức các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, và máy chơi game vào buổi tối có thể làm gián đoạn quá trình đi vào giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị này cũng có thể làm giảm sản xuất melatonin, hormone cần thiết cho việc ngủ.

Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không khoa học, nhất là việc ăn muộn hoặc sử dụng các thức uống kích thích như cà phê và nước ngọt vào buổi tối, cũng có thể gây ra mất ngủ. Sử dụng rượu và các loại đồ uống có cồn cũng là một nguyên nhân khác.

Thói quen sinh hoạt không cân đối: Sinh hoạt không cân đối như thức khuya và thức dậy muộn, không duy trì thói quen ngủ đều đặn cũng có thể gây ra mất ngủ ở người trẻ tuổi.

Áp lực từ gia đình và xã hội: Người trẻ thường phải đối mặt với áp lực từ gia đình và xã hội, kỳ vọng về sự thành công trong học tập và sự nghiệp. Sự lo lắng về sự thành công và kỳ vọng này có thể góp phần vào căng thẳng và mất ngủ.

Sử dụng chất kích thích: Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ. Caffeine, có trong cà phê, trà, nước ngọt có ga, và một số loại thuốc giảm đau, có thể gây ra căng thẳng và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nicotine, một chất kích thích có trong thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá điện tử, cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ.

mat-ngu-o-nguoi-tre-do-dau-phai-lam-sao 2.jpg
Sử dụng chất kích thích gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ

Thói quen sinh hoạt: Thích thức khuya hoặc thức dậy muộn có thể dẫn đến việc thiếu ngủ và làm mất cân bằng về thời gian ngủ. Thói quen ngủ nướng vào cuối tuần hoặc thức đêm liên tục cũng có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, làm giảm chất lượng giấc ngủ và khó ngủ vào những giờ cố định.

Một số loại thuốc điều trị bệnh lý cũng có thể gây ra mất ngủ ở người trẻ: Trong một số trường hợp, mất ngủ có thể là một tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh lý: Các bệnh lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, đau nửa đầu, bệnh về tuyến giáp, viêm khớp, viêm xoang, và các bệnh về đường hô hấp cũng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻ. Điều này thường là kết quả của việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách của các bệnh lý này. Trong trường hợp này, việc điều trị bệnh lý gốc rễ có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.

Để giúp người trẻ vượt qua tình trạng mất ngủ, việc tuyên truyền nhận thức thay đổi thói quen sinh hoạt và thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như thiền và thể dục. Hỗ trợ tâm lý từ gia đình và bạn bè cũng có thể là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân không nên e ngại mà cần tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế để có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Mất ngủ ở người trẻ phải làm sao?

Mất ngủ không chỉ là vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi những biện pháp khắc phục phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Đối với người trẻ, việc áp dụng một số phương pháp sau có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ:

Thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày: Điều chỉnh thói quen đi ngủ, tránh tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử trước khi đi ngủ và tăng cường hoạt động vận động có thể đem lại lợi ích đáng kể cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc tạo ra một môi trường yên tĩnh, thoải mái và tối màu sẽ giúp cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ sâu hơn.

mat-ngu-o-nguoi-tre-do-dau-phai-lam-sao 3.jpg
Tránh tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử trước khi đi ngủ

Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: Trong các trường hợp cần thiết và dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia y tế, việc sử dụng thuốc có thể là một phương pháp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Yoga và thiền: Cả yoga và thiền đều là những phương pháp giúp giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần và cơ thể. Thực hiện các bài tập yoga hoặc phiên thiền trước khi đi ngủ có thể giúp bạn tạo ra một tâm trạng bình tĩnh và sẵn sàng cho giấc ngủ, từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm bớt rối loạn giấc ngủ.

Thay đổi thói quen ăn uống: Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ đều đặn và sâu hơn. Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, caffein và các loại thức uống kích thích trước khi đi ngủ là cách hiệu quả để giảm thiểu rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, việc tránh ăn đồ cay nóng, nhiều đường và hạn chế lượng thức ăn vào buổi tối cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bổ sung các hoạt chất thiên nhiên từ blueberry và ginkgo biloba cũng được xem là một giải pháp tự nhiên để cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu và cải thiện lưu thông máu não.

Những biện pháp trên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ sức khỏe thể trạng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng chúng phù hợp và an toàn cho tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin