Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Kế hoạch mang thai

Mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Ngày 30/07/2024
Kích thước chữ

Mang thai làm một hành trình gian nan và vất vả, đòi hỏi sự hy sinh của người mẹ và sự chăm sóc ân cần của gia đình. Mẹ bầu khi mang thai có thể chưa xây dựng được chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt cho khoa học, từ đó làm thai nhi bị tăng cân quá mức. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Khi mang thai, việc em bé tăng cân quá nhanh trong bụng mẹ là điều không tốt. Do điều này làm tăng nguy cơ phải sinh mổ, thai nhi mắc phải đái tháo đường bẩm sinh và dễ gặp một số biến chứng trong khi sinh. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Khi nào thai nhi được coi là quá cân?

Trước khi tìm hiểu xem “mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn, cùng đánh giá xem thai nhi có bị quá cân hay không. Dưới đây là khoảng cân nặng bình thường của thai nhi theo khoảng thời gian, mẹ bầu có thể tham khảo để so sánh:

  • Từ tháng thứ 1 đến thứ 3 trong thai kỳ: Cân nặng của thai nhi sẽ khoảng 14g.
  • Từ tháng thứ 4 đến thứ 7 trong thai kỳ: Thai nhi lúc này nặng khoảng từ 900 đến 1300g.
  • Từ tháng thứ 8 đến hết thời kỳ mang thai: Thai nhi nặng khoảng từ 2900 đến 3400g.

Những em bé chào đời với cân nặng từ 4000g (4kg) trở lên được gọi là trẻ lớn.

Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn 01
Bảng cân nặng thai nhi theo WHO thường được đo theo chiều ngang

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé trong thai kỳ

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé lúc còn trong bụng mẹ. Biết được các yếu tố này giúp mẹ bầu định hướng được nguyên nhân bé bị quá cân, từ đó biết cách làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn:

  • Yếu tố di truyền, độ tuổi mang thai và chủng tộc: Đây là các yếu tố không thể thay đổi, mặc định và quyết định đến 1/3 cân nặng của bé lúc sinh ra. Theo nghiên cứu, thường phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi hoặc trên 40 tuổi thì cân nặng thai nhi sẽ nhỏ hơn bình thường.
  • Thứ tự lần mang thai và khoảng cách các lần sinh nở: Thông thường, con đầu lòng (con so) sẽ bé và nhẹ cân hơn đứa con tiếp theo (con rạ). Bên cạnh đó, nếu khoảng cách giữa hai lần sinh nở quá ngắn, cơ thể mẹ bầu chưa kịp phục hồi hoàn toàn, thì có thể làm cho thai nhi sau đó bị nhẹ cân hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của thai phụ: Nếu người mẹ thấp bé, nhẹ cân, có sức khỏe và sức đề kháng kém thì thai nhi khó mà có thể phát triển tốt nhất. Nếu người phụ nữ khi mang thai mắc các bệnh lý như béo phì, tiểu đường,... thì cân nặng thai nhi sẽ vượt lên trên khoảng bình thường.
  • Giới tính: Nếu bé trai khỏe mạnh, thường thì cân nặng khi sinh sẽ cao hơn bé gái.
  • Chế độ dinh dưỡng khi mang thai: Bạn đọc có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vi chất, điều này giúp thai nhi trong bụng có cân nặng chuẩn hơn. Ngoài ra, việc em bé có cân nặng chuẩn hay không còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu dinh dưỡng của mẹ. Mặc dù vậy, việc gia đình bồi bổ quá nhiều cho mẹ bầu cũng có thể dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé.
Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn 02
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Nguy cơ gặp phải nếu cân nặng thai nhi vượt chuẩn

Thai nhi có cân nặng vượt quá khoảng cho phép có thể làm tăng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và em bé trong lúc thai nghén. Lúc này, cơ thể bé có thể gặp phải nguy cơ hạ đường huyết, mặc dù insulin vẫn có tồn tại trong cơ thể.

Thêm nữa, sau khi chào đời bé có thể có các biểu hiện như khóc yếu, chậm phản xạ khóc, không chuyển động, dễ ngừng thở từng cơn và ngất lịm đi. Khi chuyển dạ kéo dài mà đường trong máu người mẹ lại thấp, có thể làm tổn thương não thai nhi, để lại di chứng giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ sau này.

Ngoài ra, thai nhi nặng có thể làm mẹ bầu khó đẻ đường dưới. Không chỉ vậy, còn đối diện với nguy cơ chảy máu tử cung, đờ tử cung, tổn thương do cơ chậu của thai phụ chưa giãn nở tương xứng với kích thước thai nhi.

Sau sinh, trẻ quá cân nặng cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, bao gồm nguy cơ bệnh phổi sau sinh, nguy cơ béo phì, nguy cơ suy hô hấp và các hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn 03
Thai nhi có cân nặng vượt chuẩn dễ bị béo phì khi lớn lên

Mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Việc thai nhi phát triển cân nặng quá nhanh trong thai kỳ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng sinh non, sảy thai. Giải đáp thắc mắc “mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?” của nhiều bạn đọc, khi đó mẹ bầu cần có một số điều chỉnh lối sống cần thiết như:

  • Thay đổi chế độ ăn: Trái cây tươi và rau là những thực phẩm nên được ưu tiên lựa chọn do có hàm lượng calo thấp. Việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây không chỉ giúp cung cấp đủ năng lượng, mà còn đảm bảo cân nặng thai nhi không bị tăng lên quá nhanh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu tinh bột và đường.
  • Chia làm các bữa ăn nhỏ: Việc chia nhỏ bữa ăn giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động đường ruột và hấp thu dinh dưỡng tối ưu. Ngoài ra, việc chia nhỏ các bữa ăn giúp cân đối lượng năng lượng nạp vào, phòng ngừa nguy cơ thai nhi tăng cân.
  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì tập thể dục trong thai kỳ không những giúp cơ thể cải thiện tâm trạng, mà còn giúp hỗ trợ hoạt động trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa và calo. Từ đó ngăn chặn được tình trạng dư thừa năng lượng làm cho cân nặng thai nhi vượt chuẩn.
  • Kiểm soát cân nặng: Thai nhi có cân nặng vượt chuẩn một phần cũng do sự ảnh hưởng từ người mẹ. Mẹ bầu tăng cân quá nhanh trong thai kỳ cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, tránh tình trạng em bé trong bụng tăng cân quá nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn 04
Mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Trong thai kỳ, người mẹ cần thăm khám thai thường xuyên theo lịch hẹn, để bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Khi đó, một số xét nghiệm lâm sàng có thể được thực hiện nhằm đánh giá các chỉ số huyết áp, đường huyết, đo tim thai, xét nghiệm nước tiểu và tìm kiếm dấu hiệu phù. Đặc biệt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu dữ dội, tăng cân trên 1kg mỗi tuần.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc: “Mẹ bầu cần làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?”. Việc nhận biết con yêu của mình đang tăng cân quá nhanh giúp mẹ bầu kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và lịch sinh hoạt. Ngoài ra, mẹ bầu và gia đình cũng nên chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề mang thai an toàn, nhằm đảo bảo mẹ và bé trải qua một thai kỳ thoải mái và khỏe mạnh nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin