Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mề đay ở cổ phải điều trị như thế nào?

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mề đay ở cổ là bệnh lý da liễu thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về bệnh nổi mề đay ở cổ và cách điều trị hiệu quả.

Nổi mề đay ở cổ là tình trạng thường gặp khi cơ thể gặp phải các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Bệnh ngoài da này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là người có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết mề đay ở cổ

Bị nổi mề đay ở cổ có thể bị sẩn phù thành từng mảng hoặc theo vùng đơn lẻ, vết sẩn phù có màu hồng nhạt hoặc đỏ Bị nổi mề đay ở cổ có thể bị sẩn phù thành từng mảng

Cũng như tình trạng nổi mề đay ở lưng, bụng, thì mề đay ở cổ cũng có những triệu chứng mề đay đặc trưng tương tự gồm: 

  • Những nốt mẩn ngứa xuất hiện ở vùng da cổ với diện tích nhỏ. 
  • Một số trường hợp bị nổi mề đay ở cổ có thể bị sẩn phù thành từng mảng hoặc theo vùng đơn lẻ, vết sẩn phù có màu hồng nhạt hoặc đỏ. 
  • Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, nhất là về đêm hoặc khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Nếu người bệnh gãi sẽ làm cho diện tích mẩn ngứa sẽ càng lan rộng. 
  • Nổi mề đay ở cổ gây nóng da, đỏ rát. 
  • Những nốt mẩn mề đay có thể khởi phát từ vùng da dưới xương hàm, sau đó lan đến xương quai xanh và lưng. 
  • Nếu bị nổi mề đay ở cổ do thời tiết thường có hình dáng dài như bị cào xước. Hiện tượng này còn có tên gọi là mày đay vẽ nổi. 

Triệu chứng nổi mề đay ở cổ khá dễ nhận biết, tuy nhiên cũng dễ gây nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác. Thế nhưng bạn không được chủ quan bởi các nốt mẩn đỏ xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc một số bệnh da liễu khác như vảy nến, viêm da tiếp xúc,…

Mề đay ở cổ có gây nguy hiểm không?

Tình trạng nổi mề đay ở cổ không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì nó có thể gây ra một số biến chứng Tình trạng nổi mề đay ở cổ có thể gây ra một số biến chứng

Bị nổi mề đay ở cổ thường do cơ địa, hệ miễn dịch kém hoặc do yếu tố di truyền. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ngay khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và tự lặn sau vài giờ hoặc vài ngày nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách, kịp thời. 

Mặc dù các triệu chứng của mề đay không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó vẫn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. 

Nếu tình trạng nổi mề đay ở cổ không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì nó có thể gây ra một số biến chứng như sau: 

  • Gây nhiễm trùng da: Bởi vì cổ không được vệ sinh sạch sẽ hoặc là do hoạt động cào gãi khiến cơ ngứa dữ dội hơn, làm trầy xước. Những điều này khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Sốc phản vệ: Nếu các triệu chứng mề đay không được xử lý kịp thời sẽ có thể gây nên một số hiện tượng như phù nề lưỡi gà, viêm đường hô hấp hay rối loạn nhịp tim,… gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. 
  • Sức khỏe của người bệnh bị suy giảm, tâm lý khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và công việc. 

Điều trị mề đay ở cổ như thế nào?

Mẹo điều trị mề đay ở cổ tại nhà

Có nhiều cách chữa nổi mề đay ở cổ tại nhà bằng cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên đơn giản. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

Lá khế giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu tình trạng sưng đỏ, nổi mẩn trên da Lá khế giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu tình trạng sưng đỏ, nổi mẩn trên da
  • Lá khế: Lá khế trong Đông y có tác dụng rất tốt trong đào thải độc tố, thanh nhiệt giải độc, đồng thời giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu tình trạng sưng đỏ, nổi mẩn trên da. Người bệnh cần dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước rồi hòa thêm nước sạch dùng để tắm. Phần bã lá kế có thể dùng để chà nhẹ lên da để giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa khó chịu.
  • Lá tía tô: Lá tía tô có tính ấm, trong Đông y lá tía tô được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, phong hàn, nổi mề đay mang lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Dùng một ít lá tía tô tươi, rửa sạch, rồi giã nát, sau đó cho vào 1 miếng vải sạch và đắp lên vùng cổ, massage nhẹ nhàng. Người bệnh hãy đắp lá trong 1 đêm và rửa sạch. Thực hiện hàng ngày để cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, còn nhiều phương pháp chữa trị khác sử dụng các nguyên liệu như lá chè xanh, lá trầu không, nước trà gừng,… Các mẹo chữa mề đay ở cổ dân gian tại nhà rất dễ thực hiện, an toàn và có hiệu quả tốt đối với các trường hợp bệnh nhẹ.

Thuốc điều trị nổi mề đay ở cổ

Các loại thuốc Tây được sử dụng trong điều trị nổi mề đay ở cổ chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng cấp tính. Thuốc trị mề đay có thể được sử dụng với dạng bôi điều trị triệu chứng tại chỗ, hoặc dạng viên uống, dạng tiêm,… Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và kê đơn dùng thuốc phù hợp.

Một số nhóm thuốc chữa nổi mề đay ở cổ thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này được dùng để điều trị triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy và giúp kháng viêm.
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh trong các trường hợp người bệnh bị mề đay nhiễm khuẩn.
  • Thuốc bôi chứa corticosteroid: Có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và được bôi trực tiếp lên da.

Tuy nhiên, các loại thuốc trên chỉ có tác dụng tạm thời khắc phục các triệu chứng mề đay. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kỹ lưỡng. Điều này rất cần thiết vì nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển thành bệnh mãn tính.

Trên đây là những thông tin thú vị về tình trạng nổi mề đay ở cổ. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm