Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mề đay phù môi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ

Mề đay phù môi mặc dù không phải bệnh da liễu nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp và công việc hàng ngày. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và những kiến thức liên quan là điều vô cùng cần thiết.

Nổi mề đay phù môi là tình trạng da liễu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này dù khiến cho người bệnh tự ti, gặp khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt thường ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay phù môi? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh lý này qua nội dung dưới đây.

Mề đay phù môi là bệnh gì?

Mề đay sưng môi làm cho người bệnh ngứa ngáy, cảm giác khó chịu thậm chí là khó thở Mề đay sưng môi gây ngứa ngáy, cảm giác khó chịu thậm chí là khó thở

Mề đay phù môi là một hiện tượng thuộc nhóm bệnh mề đay phù mạch. Cũng giống như các tình trạng bệnh mề đay dị ứng mẩn ngứa khác, mề đay phù mạch làm cho người bệnh ngứa ngáy, cảm giác khó chịu thậm chí là khó thở. Tuy nhiên, các nốt phù của mề đay phù mạch không biểu hiện rõ trên bề mặt da mà ẩn sâu trong da.

Mề đay phù mạch rất dễ phát hiện bởi những triệu chứng đặc trưng. Trong đó, triệu chứng đặc trưng thường gặp nhất là sưng đau khiến cho làn da của người bệnh nhạy cảm, ngứa ngáy và khó chịu. Thông thường, các nốt mề đay phù môi xuất hiện từ 1 – 2 ngày rồi lan sang những vị trí và bộ phận khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển trở thành mãn tính.

Không chỉ xuất hiện ở môi, bệnh mề đay phù mạch còn có thể xuất hiện ở cách vị trí khác như mí mắt, lưỡi hay cơ quan sinh dục. Thậm chí tình trạng này còn có thể xảy ra ở các bộ phận bên trong cơ thể như ruột, phổi. Khi bệnh xảy ra ở các cơ quan này sẽ khiến bệnh nhân khó thở nghiêm trọng dẫn đến tử vong nếu không phát hiện kịp thời.

Nguyên nhân khiến nổi mề đay phù môi?

Các chuyên gia da liễu nhận định rằng hiện nay nguyên nhân gây nổi mề đay phù môi vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám và chẩn đoán, tùy thuộc vào triệu chứng, tình trạng cũng như vị trí phù nề của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ phần nào xác định được căn nguyên.

Một số yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay gây phù môi gồm:

  • Dị ứng thực phẩm: Khi cơ thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm ví dụ như thịt gà, thịt bò, trứng, tôm, cua, cá, ghẹ, mực,… sẽ gây ra tình trạng dị ứng. Điều này sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác phù môi, chóng mặt, hoa mắt, ngứa miệng, thở khò khè… Trong một số trường hợp dị ứng thực phẩm còn có thể gây ra sốc phản vệ, gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
  • Mắc bệnh mề đay: Mề đay là một trong những bệnh da liễu thường gặp nhất. Căn bệnh này thường có các triệu chứng điển hình như ngứa, sốt, nổi các mẩn đỏ có kích thước nhỏ xuất hiện trên toàn thân,...
  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm một cách quá mức không những có thể mang đến nhiều kết quả không như mong đợi mà còn gây ra tình trạng dị ứng da. Đối với bệnh lý nổi mề đay gây sưng môi, nguyên nhân có thể là do sử dụng các loại son giả, son kém chất lượng hoặc người dùng bị dị ứng với một hoặc một số thành phần có trong son,… Từ đó làm cho môi bị sưng.
  • Dị ứng thời tiết: Mề đay phù môi là bệnh thường gặp ở những người có sức khỏe yếu, cơ thể nhạy cảm. Nếu thời tiết bị thay đổi đột ngột, đồng thời người bệnh tiếp xúc với các tác nhân môi trường như không khí lạnh, gió, mưa,… trong thời gian dài sẽ gây ra một số biểu hiện dị ứng điển hình, ví dụ như: môi phù nề, ngứa ngáy toàn thân, nổi da gà, nổi các sẩn đỏ, lạnh sống lưng, ngứa mặt,…
Mề đay sưng môi là bệnh thường gặp ở những người có sức khỏe yếu, cơ thể nhạy cảm Mề đay phù môi là bệnh thường gặp ở những người có sức khỏe yếu, cơ thể nhạy cảm
  • Dị ứng thuốc tây y: Một số loại thuốc tây y khi dùng với hàm lượng cao, quá liều hoặc dùng không theo đúng chỉ định của bác sĩ như: kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, huyết thanh, vacxin,… sẽ khiến cho người bệnh bị sưng phù, ngứa ngáy hoặc nổi mẩn. Trong đó, các vùng da mỏng và nhạy cảm như môi, quanh mắt, bộ phận sinh dục, cổ, bụng, tay, chân,… thường rất dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
  • Mắc bệnh Corhn: Bệnh Corhn không chỉ làm bệnh nhân bị viêm tại ruột mà còn có thể sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là môi. Bởi vì môi là vùng da mỏng và khá nhạy cảm. Theo số liệu thống kê, có khoảng 10% bệnh nhân bị Crohn xuất hiện các triệu chứng mề đay phù môi.
  • Bệnh u nhầy miệng: Căn bệnh này là một dạng tổn thương lành tính thường gặp, xảy ra tại vùng khoang miệng. Các u nhầy sẽ xuất hiện khi tuyến nước bọt bởi vì lý do nào đó mà bị tắc nghẽn hoặc tổn thương. Biểu hiện của tình trạng này thường là sưng môi dưới kèm theo các nốt sần, kèm theo đó cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, bệnh u nhầy miệng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp khi các u nhầy tăng kích thước hoặc tồn tại lâu, sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Do di truyền: Mặc dù di truyền không phải nguyên nhân chủ yếu nhưng yếu tố này cũng có thể gây ra bệnh mề đay phù môi. Nếu một người trong gia đình mang gen bất thường và dị ứng với protein thì tỷ lệ những người thân khác gặp phải tình trạng tương tự là hơn 50%.

Bị nổi mề đay phù môi có nguy hiểm không?

Mề đay sưng môi kèm theo sưng ở các vị trí khác nếu không được can thiệp kịp thời, sốc phản vệ sẽ dẫn đến suy hô hấp Mề đay phù môi kèm theo sưng ở các vị trí khác nếu không được can thiệp kịp thời, sốc phản vệ sẽ dẫn đến suy hô hấp

Theo nhận định của các chuyên gia da liễu, nổi mề đay phù môi không phải bệnh lý nguy hiểm. Bệnh lý này không gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan, phổi, thận. Nếu người bệnh chỉ ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau 24h và bệnh không gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bị nổi mề đay phù môi kèm theo tình trạng sưng lưỡi và cổ họng. Điều này này rất dễ làm cho người bệnh khó thở, mệt mỏi. Từ đó làm gián đoạn công việc và hoạt động sống của người bệnh.

Thế nên, nếu nhận thấy bản thân bị sưng môi kèm theo triệu chứng phù nề ở một số vị trí như cổ họng, lưỡi và khó thở, hoa mắt,… thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Bởi vì đây có thể là những triệu chứng ban đầu của tình trạng sốc phản vệ. Nếu không được can thiệp kịp thời, sốc phản vệ sẽ dẫn đến suy hô hấp, tụt huyết áp và gây tử vong.

Trên đây là những kiến thức thú vị về bệnh lý da liễu mề đay phù môi. Quý bạn đọc có thể tham khảo nhằm trang bị thêm kiến thức cho bản thân để phòng tránh bệnh lý này.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin