Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Men gan cao ở trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng về tình trạng này. Vậy men gan cao ở trẻ em bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Dấu hiệu nhận biết là gì? Có cách để phòng ngừa không? Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!
Men gan cao ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng về số lượng. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, làm gián đoạn việc học và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu bé yêu của bạn đang có dấu hiệu bị men gan cao, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Trước khi tìm hiểu về tình trạng men gan cao ở trẻ em, cha mẹ cần hiểu rõ về hiện tượng men gao cao là gì. Men gan hay còn được biết đến là một loại enzyme xúc tác quan trọng trong gan. Nó được chia thành 4 loại chính, có thể kể đến là:
Khi tế bào gan bị tổn thương, nồng độ của enzyme xúc tác sẽ được kích thích để tăng lên đột ngột và hòa tan vào máu. Điều này khiến cho nồng độ men gan bình thường vượt quá giới hạn tiêu chuẩn. Theo đó, một số trường hợp men gan cao bao gồm:
Tình trạng men gan cao diễn ra thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng về gan. Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Xơ gan, viêm gan, ung thư gan,...
Tình trạng men gan cao ở trẻ em bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: Thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, thậm chí là một số bệnh lý bẩm sinh. Cụ thể:
Nếu trong gia đình có các thành viên có tiền sử bị men gan cao, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng. Điều này lại càng phổ biến ở những trẻ có bố mẹ mắc các bệnh về gan như: Viêm gan, gan nhiễm mỡ,... Lúc này, trẻ có thể bị di truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn chuyển hóa cũng rất dễ bị men gan cao.
Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất hoặc thức ăn nhiễm nhiều hóa chất độc hại sẽ gây ra gánh nặng cho gan. Điều này khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các độc tố này ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến men gan cao ở trẻ em.
Mẹ nhiễm viêm gan A, viêm gan B hoặc viêm gan C khi mang thai thì tỷ lệ truyền bệnh sang cho thai nhi là rất lớn. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan mà đã mắc bệnh thì tình trạng men gan tăng cao là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, nếu phát hiện bản thân bị viêm gan A, B hoặc C trong thai kỳ, mẹ cần nhanh chóng thăm khám kịp thời để bác sĩ tư vấn phương pháp giải quyết phù hợp, tránh lây bệnh sang con. Hơn nữa, ngay trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, trẻ cũng cần được tiêm phòng viêm gan.
Một số loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh cũng đi kèm với tác dụng phụ là làm tăng men gan ở trẻ em. Vì vậy, nếu trẻ bị ốm, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý cho trẻ uống thuốc bừa bãi.
Trẻ em thừa cân, béo phì thường có chế độ ăn quá nhiều đạm và dầu mỡ. Điều này dễ dẫn đến chứng gan nhiễm mỡ, cũng như men gan cao ở trẻ em.
Sữa công thức dù được nghiên cứu kỹ càng nhưng vẫn có thể dẫn đến thiếu hụt chất antitrypsin. Trong khi đó, đây lại là dưỡng chất quan trọng để cơ thể trẻ chuyển hóa được hết tất cả các chất có trong sữa. Các chất dinh dưỡng lắng đọng ở gan, thận khiến cho gan phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến men gan tăng cao ở trẻ.
Ở giai đoạn đầu, tình trạng men gan cao ở trẻ không có bất cứ triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chú ý kỹ càng, bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như:
Để phòng ngừa men gan cao ở trẻ em, có thể tham khảo các cách sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của tình trạng men gan cao ở trẻ em. Hãy cho trẻ thăm khám định kỳ để nhận biết bệnh lý và điều trị kịp thời nhé! Đừng quên áp dụng các cách phòng ngừa men gan cao ở trẻ em để bảo vệ sức khỏe.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.