Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Mỏm cụt ngón tay là gì? Phục hồi chức năng mỏm cụt ngón tay như thế nào?

Ngày 23/04/2024
Kích thước chữ

Mỏm cụt ngón tay là gì? Phục hồi chức năng mỏm cụt ngón tay như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Mỏm cụt ngón tay là quá trình phẫu thuật cần thiết khi ngón tay bị mất hoặc không thể được bảo tồn do các nguyên nhân như tai nạn hoặc bệnh lý. Việc phục hồi chức năng của mỏm cụt ngón tay là rất cần thiết để người bệnh để đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau này.

Mỏm cụt là gì?

Mỏm cụt là phần của cơ thể được giữ lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần của chi. Các tầm mức mỏm cụt ở chân có thể là ngón chân, bàn chân, cẳng chân, khớp gối, đùi và khớp háng. Các tầm mức mỏm cụt ở tay bao gồm bàn tay, cổ tay, ngón tay, cẳng tay, khuỷu tay, cánh tay và khớp vai.

Có nhiều nguyên nhân gây ra việc phải phẫu thuật mỏm cụt, bao gồm:

  • Chấn thương từ các sự kiện như tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc vết thương do hỏa hoạn.
  • Bệnh lý như lao xương, ung thư xương, viêm tắc động mạch và các bệnh lý khác.
  • Dị tật bẩm sinh của chi, bao gồm kém phát triển, thiếu một phần của chi và các vấn đề liên quan.

Mỏm cụt ngón tay là gì?

Mỏm cụt ngón tay là một phương pháp phẫu thuật được thực hiện khi một phần của ngón tay bị mất hoặc không thể được bảo tồn do chấn thương, bệnh lý hoặc do dị tật bẩm sinh. Phần bị tổn thương của ngón tay được cắt cụt và sau đó tạo hình thành một mỏm cụt mới.

Mỏm cụt ngón tay là gì? Phục hồi chức năng mỏm cụt ngón tay như thế nào? 1
Mỏm cụt cánh tay được hình thành sau khi phần bị tổn thương của ngón tay được phẩu thuật cắt cụt

Mục tiêu của quá trình này không chỉ là phục hồi chức năng của ngón tay mà còn là cải thiện thẩm mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngón tay giả sau này.

Mỏm cụt ngón tay gây ra những hệ lụy gì?

Mỏm cụt ngón tay có thể mang lại những hậu quả đáng kể và tác động đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đây là một số tác động tiêu biểu:

  • Tác động lên thể chất: Mỏm cụt còn có thể gây ra các tác động như đau đớn, chảy máu, viêm khớp, gây biến dạng khớp, co rút cơ,...
  • Mất chức năng: Việc mất một phần của ngón tay có thể gây ra hạn chế trong việc sử dụng và điều khiển ngón tay, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như cầm đồ vật hoặc gõ bàn phím.
  • Tác động tinh thần: Mỏm cụt ngón tay có thể tạo ra vấn đề về thẩm mỹ, làm mất đi sự đồng đều và tự nhiên của hình dáng ngón tay, gây ra căng thẳng thần kinh làm giảm tự tin và tạo ra cảm giác tự ti trong giao tiếp xã hội.
  • Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày: Việc sử dụng ngón tay giả hoặc các thiết bị hỗ trợ có thể tạo ra những khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và tương tác xã hội.
Mỏm cụt ngón tay là gì? Phục hồi chức năng mỏm cụt ngón tay như thế nào? 2
Mỏm cụt ngón tay sẽ khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày

Hướng dẫn chăm sóc mỏm cụt ngón tay

Chăm sóc mỏm cụt ngón tay đúng cách sẽ giúp nhanh chóng lành vết mổ, thon gọn và duy trì sức mạnh của mỏm cụt. Dưới đây là các bước hướng dẫn chăm sóc cần thiết để phòng tránh các biến chứng trong quá trình hồi phục mỏm cụt:

  • Sử dụng băng chun giãn để bao quanh mỏm cụt, nhằm tránh tình trạng mỏm cụt bị xệ.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn máu, phá vỡ kết dính của da với mô dưới, giảm cảm giác tê, đau ở mỏm cụt.
  • Thực hiện các động tác tập cử động khớp phù hợp với khả năng vận động của khớp ngón tay, nhằm tránh nguy cơ ngón tay bị co quắp lại hoặc biến dạng khớp gần mỏm cụt trong tương lai.
  • Hướng dẫn bệnh nhân rửa mỏm cụt hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng. Lau khô mỏm cụt sau khi rửa và thoa vaseline để làm mềm da.

Theo dõi các biểu hiện bất thường trên mỏm cụt như lở loét, đỏ, ngứa,... Can thiệp xử lý kịp thời nếu phát hiện các dấu hiệu không bình thường.

Biện pháp phục hồi chức năng mỏm cụt ngón tay

Sau phẫu thuật cắt cụt ngón tay, việc phục hồi chức năng mỏm cụt là một phần quan trọng của quá trình hồi phục. Mục tiêu của biện pháp phục hồi này là đảm bảo mỏm cụt duy trì được sức mạnh và linh hoạt cần thiết cho việc sử dụng trong tương lai.

Việc phục hồi chức năng của một ngón tay mỏm cụt có thể phụ thuộc vào mức độ tổn thương và điều kiện cụ thể của từng người. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến có thể được áp dụng:

  • Vật lý trị liệu: Bao gồm các bài tập và kỹ thuật để tăng cường cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và tăng cường tuần hoàn máu đến vùng bị tổn thương. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các dụng cụ như bóng tập, dây căng và thiết bị tăng cường.
  • Ergothrapy: Các chuyên gia sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng ngón tay mỏm cụt trong các hoạt động hàng ngày bằng cách điều chỉnh cách thức sử dụng, cung cấp dụng cụ hỗ trợ và đề xuất các kỹ thuật thay thế.
  • Chỉ định thiết bị hỗ trợ: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như găng tay, ngón tay giả hoặc dây đai để giúp cân bằng, hỗ trợ và bảo vệ ngón tay mỏm cụt.
  • Phẫu thuật hoặc các biện pháp can thiệp: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được khuyến nghị để cải thiện chức năng và hình dạng của ngón tay mỏm cụt.
mom-cut-ngon-tay-la-gi-phuc-hoi-chuc-nang-mom-cut-ngon-tay-nhu-the-nao-3.webp
Sau phẫu thuật việc phục hồi chức năng mỏm cụt là một phần quan trọng của quá trình hồi phục

Việc lựa chọn biện pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của ngón tay mỏm cụt và sự khuyến nghị của các chuyên gia, bác sĩ.

Trên đây là cách chăm sóc và biện pháp phục hồi chức năng đối với bệnh nhân bị mỏm cụt ngón tay. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như chi giả, giúp người bệnh tái thiết lập lại hoạt động hàng ngày một cách tự tin và linh hoạt.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin