Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau mỗi ca phẫu thuật, bệnh nhân thường rất yếu và mệt mỏi. Vì vậy, người nhà thường lo lắng về việc sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn uống và nên ăn gì để giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ biến chứng và hồi phục nhanh chóng.
Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt sau phẫu thuật là điều quan trọng để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Luôn làm theo lời khuyên của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống dựa trên quá trình phục hồi của từng cá nhân và các quy trình phẫu thuật cụ thể.
Chế độ dinh dưỡng cũng như thắc mắc sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn là những điều hầu hết bệnh nhân và người chăm sóc đều rất quan tâm. Khoa học đã chứng minh, việc bổ sung dinh dưỡng sớm cho bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giúp giảm tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng và tử vong ở bệnh nhân.
Bên cạnh đó, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, đúng cách còn giúp người bệnh cải thiện quá trình lành vết thương và giảm thời gian nằm viện. Khi hệ tiêu hóa tiếp xúc sớm với thực phẩm sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn đường ruột, đồng thời duy trì hàng rào chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột. Kết quả là bệnh nhân có thể duy trì tốt chức năng miễn dịch tiêu hóa và đường ruột của mình.
Theo bác sĩ chuyên khoa, thời điểm bắt đầu ăn lại ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau mà sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng loại phẫu thuật cũng như tình trạng sức khỏe cụ thể mỗi người.
Thông thường, trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân được truyền dịch qua đường tĩnh mạch để đảm bảo nhận được các chất dinh dưỡng và nước cần thiết trong khi hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động trở lại. Dần dần, họ sẽ được phép uống một lượng nhỏ nước, nước dùng trong và các loại đồ uống không calo khác như trà xanh.
Khi bệnh nhân bắt đầu lấy lại sức, thường trong vòng 1 - 2 ngày, họ có thể bắt đầu tiêu thụ các chất lỏng trong như nước dùng, gelatin và đồ uống điện giải. Giai đoạn này giúp hệ thống tiêu hóa tiếp cận lại thức ăn mà không làm nó bị quá tải.
Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, nếu quá trình hồi phục của bệnh nhân tiến triển tốt, bệnh nhân có thể bắt đầu ăn những thực phẩm bán đặc như bột yến mạch, khoai tây nghiền, rau củ xay nhuyễn. Những thực phẩm này nhẹ nhàng cho dạ dày và dễ tiêu hóa.
Tùy thuộc vào loại phẫu thuật và khả năng phục hồi của từng cá nhân, bệnh nhân sau giai đoạn tuần đầu tiên có thể bắt đầu kết hợp thực phẩm rắn vào chế độ ăn uống của mình. Nên dùng protein nạc như thịt gà, gà tây và cá, cùng với rau nấu chín mềm và ngũ cốc nguyên hạt.
Trong tối đa hai tháng sau phẫu thuật, điều quan trọng là phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng để hỗ trợ quá trình phục hồi tổng thể. Bệnh nhân nên tập trung vào các thực phẩm giàu protein, nhiều chất xơ để thúc đẩy quá trình lành vết thương và ngăn ngừa các biến chứng.
Để trả lời câu hỏi sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn, đối với mỗi loại phẫu thuật, thời gian bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sẽ khác nhau. Dưới đây là thời gian có thể ăn lại bình thường đối với một số loại phẫu thuật phổ biến nhất:
Sau mổ lấy thai 6 giờ, bà bầu không nên ăn gì do áp lực ổ bụng giảm. Sau thời gian này, mẹ bỉm có thể bắt đầu ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế chất béo trong 1 - 2 ngày đầu để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn yếu.
Mẹ bỉm có thể ăn một lượng súp vừa phải sau 3 - 4 ngày và có thể ăn uống bình thường sau một tuần.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định chế độ ăn lỏng ban đầu sau phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh nhân có thể ăn một số thức ăn nhẹ, dễ nuốt, dễ nhai như súp, cháo loãng, sữa, sinh tố và nước ép rau/trái cây. Sau ít nhất 1 - 2 tuần, bệnh nhân thường hồi phục ổn định và có thể ăn uống bình thường trở lại.
Trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như sữa, súp loãng. Từ ngày thứ 3 người bệnh có thể đi lại và đại tiện dễ dàng nên chuyển sang ăn cơm và đồ ăn, tuy nhiên phải nấu thật mềm và ăn với số lượng ít. Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau 5 - 7 ngày.
Bệnh nhân phẫu thuật thẩm mỹ có thể ăn uống ngay sau phẫu thuật. Tuy nhiên, trong vòng 7 - 10 ngày đầu chỉ nên ăn các thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp và rau/thịt xay nhuyễn. Các bác sĩ thẩm mỹ sẽ khuyên nên tránh những thực phẩm cứng và có thể gây sẹo lồi, ngứa, tiết dịch màu vàng như xôi, thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng và các chất kích thích. Tùy thuộc vào loại hình phẫu thuật thẩm mỹ, thời gian này có thể kéo dài từ 1 tuần đến 3 tháng.
Từ 6 giờ sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể uống nước và dung dịch dinh dưỡng với lượng ít. Bắt đầu từ ngày thứ 5, bệnh nhân có thể ăn lại thức ăn mềm, nấu chín kỹ, hạn chế ăn thức ăn cứng. Đến ngày thứ 20, người bệnh có thể ăn uống bình thường trở lại nhưng vẫn cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
Bệnh nhân chỉ ăn cháo, canh loãng trong 2 - 3 ngày đầu sau phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ cho phép họ ăn thức ăn đặc hơn khi nhu động ruột trở lại bình thường. Thông thường, ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường trở lại.
Sau khi đã trả lời cho thắc mắc sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn, bạn cũng cần trang bị kiến thức về những loại thực phẩm có tác dụng giúp hồi phục hiệu quả, nhanh chóng sau đây:
Chất xơ rất cần thiết để ngăn ngừa táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật. Táo bón có thể gây khó chịu, làm tăng cơn đau và có thể dẫn đến nhập viện. Thay vì dựa vào việc bổ sung chất xơ, việc kết hợp thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên vào chế độ ăn uống sẽ hiệu quả hơn. Thực phẩm tươi kết hợp với lượng nước uống đầy đủ hàng ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa táo bón.
Một số nguồn chất xơ tốt bao gồm:
Protein rất quan trọng để chữa lành vết thương và đặc biệt quan trọng sau phẫu thuật. Nó giúp sửa chữa các mô bị tổn thương, hình thành kháng thể chống nhiễm trùng và tổng hợp collagen cần thiết để phục hồi. Mục tiêu là nạp 120 - 150 gam protein mỗi ngày, chia làm 5 đến 6 bữa.
Nguồn protein bao gồm:
Các loại cá nhỏ như cá hồi và cá ngừ, quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt cải dầu, dầu ô liu, dầu đậu nành, bột hạt lanh, các sản phẩm từ đậu nành, hành, tỏi, rau lá xanh, trái cây sẫm màu và nghệ.
Đây là nguồn cung cấp nguồn protein khá dồi dào, sữa và các sản phẩm từ sữa đặc biệt tốt cho người bệnh sau phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp tiêu thụ loại thực phẩm này. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng gặp tình trạng táo bón hoặc bị tăng bài tiết trong phổi sau khi bổ sung sữa thì tốt nhất nên tránh.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân mắc chứng ho mãn tính thì bác sĩ cũng khuyến nghị nên tránh sử dụng các sản phẩm này trong một thời gian ngắn.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể trả lời cho mình thắc mắc sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn. Chế độ dinh dưỡng ra sao, thời điểm ăn trở lại sau mổ khi nào đều đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân hồi phục sau mổ nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, bệnh nhân lẫn người chăm sóc phải thật cẩn trọng chú ý để việc bổ sung dinh dưỡng khoa học và đúng cách.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.