Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Monosodium glutamate hay còn được gọi là bột ngọt, đây là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Có nhiều người cho rằng bột ngọt có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lại tuyên bố rằng bột ngọt an toàn.
Có rất nhiều người vẫn đang thắc mắc rằng liệu monosodium glutamate (bột ngọt) có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người sử dụng không? Một vài người vẫn cho rằng, sử dụng nhiều bột ngọt là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, hen suyễn, mất trí nhớ hoặc gây ra tổn thương cho não. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cụ thể về monosodium glutamate và giải đáp liệu nó có gây hại gì cho cơ thể không nhé.
Monosodium glutamate (MSG) thường được gọi là bột ngọt hay mì chính. Đây là một gia vị thông thường được sử dụng để gia tăng hương vị trong các món ăn.
Monosodium glutamate có nguồn gốc từ axit amin glutamat (axit glutamic), là một trong những loại axit amin phong phú nhất có trong tự nhiên. Được biết loại chất này cơ thể có thể tự sản xuất nên chúng được xếp vào loại axit amin không thiết yếu. Axit amin này thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể và có mặt hầu hết trong các loại thực phẩm.
MSG về mặt khoa học có thể xem là một loại bột kết tinh màu trắng giống như muối ăn hoặc đường. Nó là sự kết hợp giữa natri và axit glutamic, được gọi là muối natri. Axit glutamic trong bột ngọt được chế tạo bằng cách lên men tinh bột, vì thế không có sự khác biệt lắm về mặt hóa học giữa axit glutamic có trong bột ngọt và axit glutamic có trong thực phẩm tự nhiên.
Bột ngọt giúp gia tăng hương vị umami từ thịt, theo đó umami là vị ngọt từ thịt và là vị cơ bản thứ năm bên cạnh mặn, chua, ngọt và đắng. Trong ẩm thực châu Á, loại gia vị này thường được sử dụng vô cùng phổ biến. Còn trong ẩm thực phương Tây thì bột ngọt được thêm vào nhiều món ăn chế biến sẵn. Lượng bột ngọt trung bình mỗi ngày được sử dụng ở Mỹ và Anh là 0,55 - 0,58 gram, tại Nhật Bản và Hàn Quốc là 1,2 - 1,7 gram.
Axit glutamic có chức năng tương tự như chất kích thích các tế bào thần kinh và dẫn truyền thần kinh trong não để đẩy mạnh việc truyền tín hiệu. Nhiều nhà khoa học cho rằng việc sử dụng bột ngọt làm hàm lượng glutamate có trong não tăng cao, khiến thần kinh bị kích thích.
Vào năm 1969, bột ngọt đã bị cho là một chất kích thích khi một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu tiêm một liều lớn bột ngọt vào một con chuột sơ sinh có thể gây hại đến thần kinh của nó. Được biết, hệ thần kinh và cơ thể có thể bị tổn hại nếu hàm lượng glutamate trong não tăng cao. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nồng độ glutamate trong máu có thể tăng lên 56% chỉ với một liều nhỏ bột ngọt.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh được bột ngọt hoạt động như một chất kích thích khi sử dụng với hàm lượng nhỏ hoặc trung bình trong thức ăn.
Có một vài trường hợp sau khi sử dụng monosodium glutamate sẽ xuất hiện triệu chứng say bột ngọt. Các biểu hiện cụ thể như đau đầu, căng cơ, tê, ngứa ran, da mặt hoặc một số nơi trên cơ thể chuyển đỏ. Hiện nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng để chỉ ra nguyên nhân thực sự dẫn đến say bột ngọt là gì. Tuy vậy, các nhà khoa học cũng đưa ra được một số giả thuyết sau:
Các biểu hiện trên có thể xảy ra do cơ thể chúng ta tiêu thụ hàm lượng bột ngọt vượt quá 3 gram trên mỗi bữa ăn, đây được cho là một hàm lượng vô cùng cao. So với ngưỡng trung bình mà người Mỹ đang tiêu thụ đã vượt quá 3 lần mỗi ngày. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng với hàm lượng bột ngọt lớn như vậy đã làm cho axit glutamic vượt qua được rào cản máu não và đi thẳng đến các tế bào thần kinh, gây chấn thương và sưng não.
Hàm lượng axit glutamic dư thừa còn làm cho các chức năng của thận, gân và các dây thần kinh cảm giác bị tác động. Chính vì thế, bạn nên sử dụng bột ngọt với liều dùng vừa phải để hạn chế các tình trạng như trên.
Việc bạn sử dụng bột ngọt kém chất lượng hoặc hàng giả sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng, ngộ độc, vì cơ thể đang phản ứng lại với những thành phần hóa học độc hại có trong bột ngọt giả. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe và hệ tiêu hóa, bạn nên chọn mua các loại bột ngọt tại những cơ sở uy tín và chất lượng như siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm lớn.
Nhiều nhà nghiên cứu cho ta thấy rằng, những người sử dụng món súp chứa bột ngọt có xu hướng nạp ít calo hơn trong những bữa ăn tiếp theo. Chính hương vị umami của bột ngọt có thể kích thích các thụ thể ở lưỡi và đường tiêu hóa, làm cơ thể giải phóng các hormone điều chỉnh sự thèm ăn.
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu khác phát hiện ra việc ăn nhiều bột ngọt sẽ làm gia tăng calo thay vì giảm đi. Vì thế, chúng ta không nên sử dụng bột ngọt cho mục đích giảm cân, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại Trung Quốc, bữa ăn có lượng bột ngọt cao sẽ được cho là có thể gây tăng cân, với lượng tiêu thụ trung bình là 0,33 - 2,2 gram mỗi ngày. Nhưng một nghiên cứu với những người trưởng thành ở Việt Nam lại ngược lại, việc tiêu thụ trung bình 2,2 gram bột ngọt mỗi ngày không liên quan đến thừa cân.
Vì vậy, cần nhiều hơn các cuộc nghiên cứu để khẳng định được sự tác động của bột ngọt với cơ thể con người, nhất là tình trạng rối loạn chuyển hóa cũng như tăng cân.
Như vậy, bài viết này của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp vấn đề monosodium glutamate là gì cũng như một số thông tin hữu ích về monosodium glutamate. Mặc dù vẫn có nhiều ý kiến cho rằng xuất hiện nhiều phản ứng tiêu cực khi dùng thực phẩm có chứa bột ngọt. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chức nào cụ thể chứng minh cho quan điểm này. Để bảo vệ sức khỏe thì bạn và gia đình nên sử dụng bột ngọt với hàm lượng vừa phải thôi nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.