Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Bột ngọt là một trong những chất phụ gia thực phẩm giúp món ăn tăng hương vị, độ ngon. Mặc dù được sử dụng phổ biến, nhưng bột ngọt vẫn có thể gây ra một số triệu chứng và tác dụng phụ, trong đó có say bột ngọt.
Theo các chuyên gia, bột ngọt đã được sử dụng làm gia vị thực phẩm an toàn trong nhiều tập kỉ qua. Tuy nhiên, việc sử dụng bột ngọt quá nhiều hoặc không đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng say bột ngọt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu tình trạng này cũng như cách xử lý như thế nào nhé!
Bột ngọt hay còn gọi là mì chính, là một loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Thành phần chính của bột ngọt gồm có: axit glutamic được chiết xuất từ củ cải đường, mía đường, sắn hoặc ngô. Các nguyên liệu này được lên men để tạo ra loại gia vị có màu trắng tinh. Công dụng chính của nó là giúp cân bằng hương vị, khiến cho các món ăn trở nên đậm đà, ngon hơn.
"Say bột ngọt" không phải là một thuật ngữ y khoa chính thức, nhưng một số người có thể gặp phản ứng nhạy cảm sau khi tiêu thụ bột ngọt. Hiện tượng này thường được gọi là "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc" (Chinese Restaurant Syndrome) hoặc phản ứng nhạy cảm với bột ngọt. Các triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, nóng bừng mặt, buồn nôn hoặc tê quanh miệng, nhưng không có bằng chứng khoa học rõ ràng cho thấy bột ngọt gây ra tác hại lâu dài đối với sức khỏe.
Việc "say bột ngọt" hay dị ứng bột ngọt là vấn đề mà không ít người băn khoăn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các nghiên cứu khoa học chưa tìm thấy mối liên hệ chắc chắn giữa bột ngọt và các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm có thể gặp phản ứng nhẹ.
Một số nghiên cứu đã xem xét tác động của bột ngọt, cụ thể:
Những dấu hiệu đầu tiên ngay sau khi ăn các loại thực phẩm có chứa bột ngọt có thể bao gồm: Đau đầu, đỏ mặt, sưng mặt, chóng mặt, nổi mề đay, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, cảm giác nóng rát trong khoang miệng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, chân tay bủn rủn.
Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều bột ngọt, một số người có thể xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Tức ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc bất thường, cổ họng sưng lên. Trường hợp phản ứng nghiêm trọng này rất hiếm gặp và thường liên quan đến dị ứng thực phẩm hơn là do bột ngọt.
Ngoài ra, còn một số trường hợp sau khi ăn thực phẩm chứa bột ngọt có cảm giác tê mặt, nhưng không có bằng chứng khoa học cho thấy đây là triệu chứng phổ biến hoặc nguy hiểm.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu khó chịu sau khi ăn bột ngọt, hãy thực hiện một số biện pháp để xử lý nhanh tình trạng này, cụ thể:
Nếu nghi ngờ bản thận bị say bột ngọt, khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin về các loại thực phẩm có chứa bột ngọt mà bản thân mình đã ăn trong vòng hai giờ qua. Để từ đó có bác sĩ sẽ chẩn đoán về mức độ của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Đa số các trường hợp say bột ngọt đều ở mức độ nhẹ và sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn, không cần phải chăm sóc y tế. Về điều trị tình trạng này thì không có phương pháp cụ thể nào với các triệu chứng sau khi tiêu thụ bột ngọt, ngoài việc hạn chế ăn bột ngọt.
Với các trường hợp này khi xuất hiện các triệu chứng như nặng ngực, tim đập bất thường, khó thở… thì cần phải đưa đi bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Theo FDA, WHO và EFSA, bột ngọt được công nhận là an toàn khi sử dụng với liều lượng hợp lý.
Bột ngọt tự nhiên hầu như tồn tại trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein như: Thịt đỏ, gia cầm, cá, phô mai…
Bên cạnh đó, người nhạy cảm với bột ngọt có thể giảm tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn do chúng thường chứa nhiều bột ngọt, cụ thể:
Bản chất của bột ngọt là không có giá trị dinh dưỡng đáng kể, nhưng cũng không gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng bột ngọt với lượng hạn chế, vì nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến lượng natri dư thừa, ảnh hưởng đến huyết áp ở những người có bệnh nền.
Nhìn chung, tình trạng "say bột ngọt" là phản ứng nhạy cảm với bột ngọt thường ở mức độ nhẹ và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc tim đập nhanh bất thường, nên đi thăm khám để được kiểm tra. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chính xác hơn về phản ứng nhạy cảm với bột ngọt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.