Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một lối sống lành mạnh có thể kéo dài tuổi thọ bất chấp gen “xấu”

Ngày 21/05/2024
Kích thước chữ

Có phải bạn sinh ra đã có gen xấu - nó dự đoán về nguy cơ bạn sẽ có cuộc đời ngắn ngủi hơn so với người khác? Đừng sợ hãi, hóa ra việc có những gen như vậy không phải là hồi chuông báo tử mà chính là cơ hội để bạn thay đổi. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc duy trì những thói quen lành mạnh có thể là cách quan trọng nhất để chống lại những gen di truyền “xấu” này.

Nghiên cứu công bố cuối tháng 4 đã phân tích tác động kết hợp của lối sống và di truyền đến tuổi thọ của hơn 350.000 người gốc Châu Âu trong khoảng thời gian theo dõi trung bình 13 năm.

Sau khi phân chia những người tham gia thành ba nhóm dựa trên tuổi thọ dự đoán (dài, trung bình và ngắn), các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người có nguy cơ di truyền cao về tuổi thọ ngắn đối mặt với nguy cơ tử vong sớm cao hơn 21% so với những người có nguy cơ di truyền thấp, bất kể lối sống. Hơn nữa, những người có thói quen sống không lành mạnh có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 78%. Tuy nhiên, việc tuân thủ lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ tử vong sớm do di truyền tới 62% và kéo dài tuổi thọ thêm 5,2 năm.

Tiến sĩ Xue Li, đồng tác giả nghiên cứu và giáo sư về dữ liệu lớn và khoa học sức khỏe tại Trường Y thuộc Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi đã xác định được sự kết hợp tối ưu của 4 yếu tố lối sống mang lại lợi ích tốt nhất cho việc kéo dài tuổi thọ con người bao gồm không hút thuốc, hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc và chế độ ăn uống lành mạnh. Lời khuyên của chúng tôi là hãy tập trung vào việc xây dựng và duy trì những thói quen lành mạnh bất kể gen của bạn ra sao”.

Nghiên cứu “Những con chim đầu đàn giúp tìm sâu”

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng một chỉ số gọi là điểm rủi ro đa gen (PRS) để xác định xu hướng di truyền về tuổi thọ của một người ngắn hay dài. Điểm số này kết hợp nhiều biến thể DNA ảnh hưởng đến tuổi thọ. Li cho rằng, việc sử dụng PRS cùng với sàng lọc và tư vấn di truyền có thể giúp mọi người đưa ra quyết định sáng suốt hơn cho sức khỏe của mình.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này không dễ dàng bởi PRS chưa được phổ biến trong thực hành lâm sàng và tư vấn di truyền cũng không phải lúc nào cũng có sẵn. Thêm vào đó, thử nghiệm qua các công ty tư nhân có thể rất tốn kém chi phí. Nhưng đừng lo lắng, vẫn còn nhiều bước bạn có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe.

Một lối sống lành mạnh có thể kéo dài tuổi thọ bất chấp gen “xấu” 1
Mối quan hệ giữa lối sống, gen có ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người

Tiến sĩ Pam Factor-Litvak - Giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia ở New York, cho biết: “Có rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá về mối quan hệ giữa lối sống, gen và tuổi thọ”. Cô cho rằng các yếu tố môi trường như hút thuốc hoặc chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến biểu hiện gen. Factor-Litvak cũng giải thích rằng các telomere - cấu trúc DNA và protein chịu trách nhiệm phân chia tế bào cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố lối sống. Một lối sống lành mạnh kéo dài telomere và tăng tuổi thọ như khả năng phân chia tế bào, trong khi lối sống không lành mạnh làm telomere ngắn lại, dẫn đến tế bào chết và mô lão hóa.

Cô nói: “Bạn nên bắt đầu một lối sống lành mạnh càng sớm càng tốt”.

Theo quan điểm của Factor-Litvak, ngưỡng được sử dụng trong nghiên cứu là 40 năm với những phát hiện cho thấy những người có gen tốt và thói quen sống lành mạnh thường có mức tuổi thọ trung bình là 6,69 năm so với những người có gen không tốt và lối sống không lành mạnh.

Người lớn tuổi cũng có thể được hưởng lợi giống như hiệu ứng domino, thay đổi lối sống tích cực sẽ có tác động dần dần.

Bác sĩ William Samuel Yancy Jr. - Giám đốc Y tế của Trung tâm Quản lý Cân nặng và Lối sống Duke ở Durham, NC đã cho biết rằng, ông điều trị cho nhiều bệnh nhân ở tuổi 70 và 80, họ đã bắt đầu cảm thấy tốt hơn và trở nên khỏe mạnh hơn khi thay đổi lối sống, đặc biệt là ăn uống lành mạnh.

Ông nói: "Họ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn, ít bị chấn thương hoặc té ngã hơn; bạn sẽ thấy lợi ích gần như ngay lập tức". Và rõ ràng là có những lợi ích lâu dài tùy thuộc vào thay đổi mà họ thực hiện".

Bác sĩ Selvi Rajagopal - Trợ lý giáo sư y khoa tại Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins và chuyên gia về bệnh béo phì ở Baltimore, cũng cho biết những bệnh nhân lớn tuổi của bà cải thiện rõ rệt về sức mạnh và sức đề kháng khi thay đổi lối sống. Bà nói: "Chúng tôi biết rằng té ngã là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tử vong sớm".

Những thói quen xấu thường đi cùng nhau

Những thói quen xấu này thường có xu hướng kéo theo theo những thói quen xấu khác.

Factor-Litvak cho biết: “Đó là lý do tại sao sự kết hợp của 4 yếu tố quan trọng gồm hút thuốc, hoạt động thể chất, chất lượng giấc ngủ và chế độ ăn uống lành mạnh mang lại tác động lớn hơn so với từng yếu tố riêng lẻ”.

Các tác giả nghiên cứu gọi những thói quen này là “sự kết hợp lối sống tối ưu”.

Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố lớn này mang lại lợi ích tốt hơn cho tuổi thọ so với các kết hợp khác. Cũng giống như những hành vi xấu thường đi cùng nhau, những thói quen lành mạnh cũng vậy.

Rajagopal cho biết: “Khi mọi người giảm 10% đến 15% trọng lượng cơ thể ban đầu, họ sẽ bắt đầu có những cải thiện rõ rệt về khả năng vận động và chức năng khớp. Điều này khiến họ có xu hướng tham gia vào các hoạt động thể chất nhiều hơn, tạo ra một hiệu ứng tích cực liên tục”.

Một lối sống lành mạnh có thể kéo dài tuổi thọ bất chấp gen “xấu” 3
Việc duy trì một lối sống lành mạnh sẽ góp phần giúp kéo dài tuổi thọ

Tuy nhiên, rất ít người có thể duy trì lối sống lành mạnh toàn diện như trong nghiên cứu. Yancy cho biết: “Theo tôi biết, chỉ khoảng 25% số người thực hiện đồng thời tất cả các thói quen lành mạnh này”. Để đạt được điều đó, chúng ta có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.

Rajagopal nói: “Thật khó để một người trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực và căng thẳng có thể duy trì những thói quen tốt từ sớm. Thay vào đó, hãy bắt đầu với những thay đổi nhỏ, có ý nghĩa và dễ thực hiện. Biến chúng thành một phần của bạn (thường mất khoảng 8 - 10 tuần để hình thành thói quen)”.

Khi bạn đã hoàn thành một mục tiêu, hãy chuyển sang mục tiêu tiếp theo và có một người đồng hành đáng tin cậy cùng bạn trên hành trình này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin