Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau vai là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cơn đau vai biểu hiện mức độ khác nhau, đa phần đều gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Việc xác định đúng nguyên nhân gây đau vai sẽ giúp người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tình tiến triển nghiêm trọng.
Vai là một trong những bộ phận hoạt động nhiều nhất của cơ thể và có phạm vi chuyển động rất linh hoạt. Vì vậy, khi vai bị đau sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến vận động, sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Vậy đau vai là bệnh gì và có những biện pháp nào để phòng ngừa hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Vai là một bộ phận có cấu trúc phức tạp, bao gồm 3 xương chính: Xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Những xương này được lót bằng một lớp sụn và nối với nhau bởi các khớp vai, 2 khớp chính là khớp ức đòn và khớp cùng đòn. Đây là 2 khớp linh hoạt nhất trong các khớp của cơ thể, cho phép vai có thể di chuyển ra trước và sau, cánh tay có thể cử động tròn và vươn dài.
Đau vai là tình trạng vùng vai bị đau nhức, dẫn đến sưng bả vai, khó cử động cánh tay và hạn chế vận động. Đau vai rất phổ biến, ước tính có khoảng 20% dân số từng bị đau vai trong suốt cuộc đời, chỉ đứng sau tỷ lệ mắc các bệnh lý về đau cột sống thắt lưng.
Thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc các chấn thương có thể khiến vai bị tổn thương, dẫn đến đau vai. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà dấu hiệu khi bị đau vai ở mỗi người có thể khác nhau. Các triệu chứng đau vai phổ biến có thể kể đến như:
Chứng đau vai có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào. Trong đó, có một số đối tượng thường dễ bị tình trạng đau vai hơn so với người khác:
Tình trạng đau vai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những nguyên nhân đơn giản như cơ thể mệt mỏi, sai tư thế, đến những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như các vấn đề bệnh lý. Dưới đây là một số chứng bệnh thường gây ra các cơn đau ở vai.
Viêm khớp vai là tình trạng phần khớp vai bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, gây sưng, nóng đỏ và đau nhức ở vùng vai. Viêm khớp vai có thể do nguyên nhân nhiễm khuẩn, tự miễn, thoái hóa,… Trường hợp chỉ bị viêm nhẹ, sau một thời gian đau nhức, tình trạng này sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trường hợp nặng mà không điều trị dứt điểm, viêm khớp vai sẽ gây ra những cơn đau khớp kéo dài mạn tính, có thể đau lan xuống cánh tay, cẳng tay, thậm chí dẫn đến các biến chứng về xương khớp tại vùng vai, làm người bệnh không thể nâng hoặc cử động cánh tay.
Khớp vai rất dễ bị thoái hóa vì là một trong những khớp có tầm vận động rộng nhất và hoạt động liên tục nhất của cơ thể. Khớp vai bị thoái hóa là do tình trạng sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến phần xương dưới sụn và các đầu xương vai không được bảo vệ và khi cử động sẽ cọ xát vào nhau gây đau đớn. Từ đó, quá trình cọ xát này cũng làm xơ hóa xương dưới sụn, thoái hóa các đầu xương, từ đó tạo gai xương và hốc xương dưới sụn, góp phần gây sưng và đau nhức vùng vai.
Chấn thương vùng vai có thể xuất phát từ quá trình sinh hoạt hàng ngày, lao động nặng hoặc tham gia các hoạt động thể thao. Bên cạnh đó, chấn thương vai cũng có thể xảy ra do tai nạn hoặc va chạm trực tiếp vùng vai. Một số chấn thương vai thường gặp:
Hiện nay không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa tuyệt đối các bệnh lý gây đau vai. Tuy nhiên, có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh các cơn đau vai trong quá trình sinh hoạt và lao động:
Đau vai là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị đơn giản để giúp giảm các cơn đau. Nếu tình trạng đau nhức vai trở nên nghiêm trọng hoặc do nguyên nhân bệnh lý, chấn thương, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị theo đúng nguyên nhân.