Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Đau cột sống

Đau cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Đau cột sống là một trong những lý do phổ biến nhất mà mọi người đi khám hoặc bỏ lỡ công việc, và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mất khả năng vận động trên toàn thế giới. Bệnh có thể được điều trị đơn giản tại nhà và vận động thích hợp thường có hiệu quả nhanh chóng trong vòng vài tuần và giúp cột sống hoạt động bình thường.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau cột sống

Đau cột sống là tình trạng cảm giác đau nhức dọc theo cột sống, từ cổ đến lưng dưới. Nguyên nhân có thể từ chấn thương, thoái hóa, hoặc rối loạn khác. Mức độ cơn đau rất đa dạng, bệnh nhân có thể chỉ gặp cảm giác tê ngứa, nóng ran, đau âm ỉ hoặc nghiêm trọng hơn là đau nhói, dữ dội không thể chịu đựng.

Hiện nay, tỷ lệ người bị đau cột sống đang có xu hướng trẻ hoá do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, áp lực từ công việc và cuộc sống... Cần xác định rõ nguyên nhân gây đau cột sống để tiến hành điều trị phù hợp.

Triệu chứng đau cột sống

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cột sống

Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường có thể gặp của gai cột sống là:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, tê buốt, căng cứng dọc theo cột sống. Cơn đau có thể giới hạn tại một điểm hoặc bao phủ cả vùng rộng lớn.
  • Tê, ngứa ran ở cánh tay, trên hoặc dưới đầu gối.
  • Đau vai, nhức đầu (đau đầu).
  • Đau nhói, lan tỏa từ lưng xuống mông, đến mặt sau đùi, bắp chân và ngón chân.
  • Đau liên tục ở phần giữa hoặc phần dưới thắt lưng, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài.
  • Cơn đau tăng dần khi sờ nắn thăm khám.
  • Có thể mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột kèm theo yếu cả hai chân.

Dấu hiệu nguy hiểm

  • Động mạch chủ bụng > 5 cm hoặc giảm nhịp mạch ở chi dưới.
  • Đau cấp tính.
  • Ung thư đã được chẩn đoán hoặc đang nghi ngờ.
  • Thiếu hụt thần kinh.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Bất thường đường tiêu hóa như đau khu trú ở bụng, dấu hiệu phúc mạc, phân đen hoặc nôn máu.
  • Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng (ví dụ: Ức chế miễn dịch; tiêm thuốc đường tĩnh mạch; phẫu thuật gần đây, chấn thương hở hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn).
  • Bệnh lý màng não.
  • Tàn phế hoặc các cơn đau dữ dội vào ban đêm.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Tự nhiên bị đau lưng là triệu chứng của bệnh lý nào?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Đau cột sống 4
Nếu có bất kỳ triệu chứng đau cột sống xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ

Nguyên nhân đau cột sống

Nguyên nhân phổ biến

Hầu hết bệnh lý cột sống gây đau thường do rối loạn cơ học không đặc hiệu như:

  • Bong gân/dây chằng, co cứng cơ, căng cơ.
  • Vận động quá độ, ngồi không đúng tư thế.
  • Chỉ khoảng 15% trường hợp bị đau cột sống có nguyên nhân từ các tổn thương cấu trúc cột sống gồm:
  • Thoát vị đĩa đệm;
  • Gãy nén đốt sống (thường ở ngực hoặc thắt lưng);
  • Hẹp ống sống thắt lưng và cổ;
  • Thoái hóa khớp cột sống;
  • Trượt đốt sống.

Tất cả những rối loạn này cũng có thể xuất hiện mà không gây đau.

Một số bất thường về giải phẫu (ví dụ: Phồng hoặc thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa xương, thoái hóa đốt sống, các bất thường bẩm sinh) thường xuất hiện ở những người không bị đau cổ hoặc lưng, và do đó có thể nghi ngờ là căn nguyên của đau.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau lưng, đặc biệt là do cơ học, thường là có nhiều yếu tố kết hợp làm tăng nặng như: Bệnh đi kèm, mệt mỏi, suy giảm thể lực, sai tư thế, cơ bị mất ổn định và giảm tính linh hoạt, đôi khi còn do căng thẳng tâm lý xã hội hoặc tâm thần bất thường. Do đó, việc xác định một nguyên nhân thường rất khó hoặc không thể thực hiện được.

Một hội chứng đau cơ thần kinh tổng quát, chẳng hạn như đau cơ xơ hóa, thường bao gồm đau cổ và/hoặc lưng.

Nguyên nhân không phổ biến nghiêm trọng

Cần điều trị kịp thời các nguyên nhân nghiêm trọng để ngăn ngừa tàn tật hoặc tử vong.

Các rối ngoài tủy bao gồm:

Phình động mạch chủ bụng.

Bóc tách động mạch chủ.

Phình động mạch đốt sống hoặc động mạch cảnh.

Viêm màng não mủ cấp tính.

Các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Một số rối loạn tiêu hóa (GI) như: Viêm túi mật, viêm túi thừa, áp xe túi thừa, viêm tụy, loét dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa).

Một số rối loạn vùng chậu như mang thai ngoài tử cung, ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng.

Một số rối loạn phổi, ví dụ: Viêm màng phổi, viêm phổi.

Một số rối loạn tiết niệu, ví dụ: Viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận, sỏi thận.

Ung thư ngoài tủy sống đã di căn.

Rối loạn thâm nhiễm hoặc viêm sau phúc mạc, ví dụ: Bệnh liên quan đến globulin miễn dịch G4 [IgG4-RD], xơ hóa sau phúc mạc, bệnh hạch, nôn máu.

Rối loạn cơ do viêm, ví dụ: Viêm đa cơ và các bệnh viêm cơ khác, đau đa cơ do thấp khớp.

Đau cột sống 5
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cột sống

Các rối loạn cột sống nghiêm trọng bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Viêm đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng, viêm tủy xương.
  • Khối u nguyên phát từ cột sống hoặc đốt sống.
  • Khối u đốt sống di căn (thường xuyên nhất từ ​​vú, phổi hoặc tuyến tiền liệt).

Rối loạn cột sống cơ học có thể nghiêm trọng nếu chúng chèn ép các rễ thần kinh cột sống và đặc biệt là tủy sống. Chèn ép tủy sống chỉ xảy ra ở cột sống cổ, ngực, thắt lưng trên và có thể do hẹp ống sống nghiêm trọng, khối u, áp xe ngoài màng cứng tủy sống hoặc tụ máu. Chèn ép dây thần kinh thường xảy ra ở mức độ thoát vị đĩa.

Các nguyên nhân không phổ biến khác

  • Bệnh paget xương.
  • Trẹo cổ.
  • Hội chứng lối thoát lồng ngực.
  • Hội chứng khớp thái dương hàm.
  • Herpes zoster (ngay cả trước khi phát ban).
  • Bệnh thoái hóa đốt sống: Viêm cột sống dính khớp (thường gặp nhất), viêm khớp - ruột, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng và bệnh thoái hóa đốt sống không đặc hiệu.
  • Tổn thương hoặc viêm đám rối thần kinh cánh tay, thắt lưng (hội chứng Parsonage Turner).

Đối phó với nguyên nhân, tránh biến chứng: Những nguyên nhân thoái hóa cột sống phổ biến

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau cột sống

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau cột sống là gì?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau cột sống như:

  • Giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu (đứng hoặc ngồi);
  • Thường xuyên gập lưng hoặc đầu gối, kéo hoặc đẩy vật quá nặng;
  • Thường xuyên nâng tạ > 10kg hoặc vận động mạnh;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Mang thai;
  • Gen di truyền những bệnh lý xương khớp như viêm cột sống dính khớp;
  • Thường xuyên lo âu hoặc mắc trầm cảm, dẫn đến thay đổi nhận thức về cơn đau.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng đau cột sống không được điều trị?

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị đau cột sống?

Những triệu chứng nào là phổ biến khi bị đau cột sống?

Sự khác nhau giữa đau cột sống và căng cơ là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)