Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những rối loạn giọng nói kéo dài khiến người bệnh mặc cảm, tự tin, bị hạn chế trong giao tiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Một vài trong số đó còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.
Sở hữu giọng nói rõ ràng, trong sáng, truyền cảm là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, một số người gặp bất thường trong giọng nói khiến giọng nói thều thào, yếu ớt, khàn đặc, đứt hơi,… Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về những rối loạn giọng nói thường gặp nhất và cách điều trị từng rối loạn.
Rối loạn giọng nói (Voice Disorders hay Dysphonia) là tình trạng giọng nói thay đổi khác thường, có thể là rối loạn cường độ, tần số, âm sắc hay chất lượng giọng nói. Có thể kể đến những rối loạn giọng nói thường gặp nhất như:
Dây thanh âm bị kích thích và sưng lên sẽ xảy ra tình trạng viêm thanh quản. Lúc này, người bệnh sẽ bị khàn giọng hoặc mất giọng. Viêm thanh quản có hai loại: Viêm thanh quản cấp tính thường do virus đường hô hấp trên gây ra và kéo dài trong vài tuần. Viêm thanh quản mãn tính kéo dài lâu hơn, thường liên quan đến các bệnh hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, ho mãn tính.
Dây thanh âm còn được gọi là dây thanh đới là một cặp dây bằng màng nhầy, giống như nếp gấp nằm bên trong thanh quản. Khi chúng ta phát âm, luồng hơi được đẩy lên từ phổi sẽ làm các dây thanh âm rung động và tạo ra âm thanh. Có những người dây thanh âm bị liệt hay liệt dây thanh quản toàn bộ hoặc một phần do chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng, ung thư,…
Khó phát âm do co thắt cơ thanh quản cũng là một dạng rối loạn giọng nói. Rối loạn này xảy ra khi cơ thanh quản co thắt không tự chủ khiến giọng nói người bệnh run rẩy, yếu ớt, khàn tiếng hoặc đứt quãng.
Dây thanh quản cũng có thể xuất hiện các hạt xơ, polyp, hạt xơ hay u nang. Đây được coi là những tổn thương lành tính nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của dây thanh âm và làm thay đổi giọng nói.
Khi khối u ác tính hình thành ở dây thanh quản sẽ dẫn đến bệnh ung thư thanh quản. Trong số các bệnh ung thư thanh quản, phổ biến nhất là bệnh ung thư biểu mô thanh quản có thể gây khó thở và khiến giọng nói bị khàn đặc kéo dài.
Để âm thanh từ dây thanh quản phát ra bình thường, các dây thanh âm cần hoạt động một cách nhịp nhàng bên trong thanh quản. Nếu có bất cứ yếu tố này ảnh hưởng hoặc cản trở đến sự chuyển động hay tiếp xúc của dây thanh âm đều có thể khiến giọng nói bị rối loạn. Có thể kể đến những nguyên nhân chính gây rối loạn giọng nói như:
Cách điều trị rối loạn giọng nói phụ thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng cụ thể. Khi có triệu chứng bệnh, tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn chính xác. Điều trị những rối loạn về giọng nói cần tuân thủ nguyên tắc: Bảo tồn cấu trúc dây thanh âm, thanh quản ở mức tối đa, khôi phục chức năng của thanh quản, tập trung điều trị nguyên nhân và áp dụng biện pháp dự phòng ngăn ngừa tái phát.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, chống nấm, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chữa dị ứng, thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản,… Các loại thuốc này có thể được dùng theo đường uống, đường tiêm, đường xịt. Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp trị liệu giọng nói – ngôn ngữ được áp dụng trong các trường hợp không có tổn thương dây thanh hoặc có các tổn thương gây rối loạn chức năng phát âm như hạt xơ, polyp dây thanh, viêm dày,… Phương pháp này cũng được áp dụng khi người bệnh rối loạn chức năng phát âm do phẫu thuật hoặc do nguyên nhân liên quan đến thần kinh.
Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp: Có tổn thương lành tính ở dây thanh âm, có bất thường trong cấu trúc dây thanh âm như màng chân vịt, rãnh dây thanh, u nhú dây thanh, nang dây thanh,… Bị rối loạn chức năng giọng nói do chấn thương nặng khiến khung sụn thanh quản bị lệch, gãy, vỡ cũng cần phẫu thuật.
Giọng nói có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Để phòng ngừa rối loạn giọng, chúng ta cần chủ động bảo vệ giọng nói của mình bằng cách: Từ bỏ thuốc lá, phòng ngừa các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm thanh quản, viêm họng,…
Nếu những thay đổi giọng nói kéo dài hơn 3 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không ít trường hợp rối loạn giọng nói là một trong những triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng. Nếu chủ quan bỏ qua hoặc thăm khám muộn, bệnh sẽ diễn tiến nặng, gây khó khăn trong việc điều trị và kéo dài sự sống.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.