Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số tác dụng của tinh dầu nghệ có thể bạn chưa biết

Ngày 29/09/2023
Kích thước chữ

Tinh dầu nghệ, một loại dầu chiết xuất từ cây nghệ, đã được sử dụng trong hàng ngàn năm với mục đích chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá những công dụng tuyệt vời của tinh dầu nghệ qua bài viết dưới đây nhé!

Tinh dầu nghệ từ lâu đã được biết đến như một "thần dược" cho làn da và sức khỏe. Với những phẩm chất kháng vi khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa, tinh dầu nghệ không chỉ là một nguyên liệu tự nhiên quý giá mà còn là một trợ thủ đắc lực trong việc giải quyết nhiều vấn đề về da và sức khỏe.

Tinh dầu nghệ có tác dụng gì?

Tinh dầu nghệ và công dụng trị mụn

Tinh dầu nghệ có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc trị mụn. Các thành phần trong tinh dầu giúp làm khô nhân mụn một cách tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của mụn trong tương lai. Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần trộn đều 2 - 3 giọt tinh dầu nghệ với một loại dầu nền như dầu mù u, sau đó bôi lên vùng da bị ảnh hưởng hằng ngày cho đến khi tình trạng mụn giảm đi.

Tinh dầu nghệ giúp làm sáng da

Từ lâu, củ nghệ đã được sử dụng là thành phần chính trong các loại kem chống rạn da và làm trắng da. Sự kết hợp của 1 - 2 giọt tinh dầu nghệ với một loại dầu nền khác hoặc kem dưỡng có tác dụng rất hiệu quả trong việc cải thiện sắc tố da và làm mờ vết thâm dần.

Một số tác dụng của tinh dầu nghệ 1
Tinh dầu nghệ có công dụng làm sáng da khá tốt

Tinh dầu nghệ có tác dụng làm dịu vết cháy nắng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu nghệ có khả năng bảo vệ da và chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Trong những ngày nắng nóng, khi da bạn bị kích ứng và mẩn đỏ do cháy nắng, bạn có thể trộn 1 - 2 giọt tinh dầu nghệ với dầu jojoba và thoa lên vùng da bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời để làm dịu tình trạng này.

Cải thiện vấn đề da đầu

Khi da đầu bị nhiễm nấm, có thể gây kích ứng, ngứa và đỏ. Tinh dầu nghệ có khả năng thanh lọc và kháng viêm, giúp giảm các dấu hiệu này và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, nếu bạn muốn duy trì mái tóc khỏe đẹp, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu nghệ vào dầu dưỡng tóc yêu thích để trải nghiệm sự phát triển của tóc. Tinh dầu nghệ chứa hơn 300 hợp chất sinh học có tác dụng chống oxy hóa, góp phần vào việc làm cho tóc khỏe và đẹp.

Giảm viêm và giảm đau

Trong thành phần tinh dầu nghệ, có chứa hơn 60% alpha-curcumene, một hợp chất chống viêm rất hiệu quả. Alpha-curcumene giúp hạn chế các nguy cơ liên quan đến các bệnh mạn tính như đau khớp, đau cơ, bệnh gout và viêm đường tiêu hóa. Để tirnh chất giảm viêm được phát huy, bạn có thể trộn 4 - 5 giọt tinh dầu nghệ với 1 muỗng canh dầu hạnh nhân ngọt hoặc dầu ô liu, sau đó nhẹ nhàng mát-xa lên vùng bị ảnh hưởng.

Nâng cao sức đề kháng

Tinh dầu nghệ chứa các hoạt chất mạnh mẽ, mang đến sự hỗ trợ vững chắc cho khả năng tự vệ tự nhiên của cơ thể. Sự kết hợp của các hợp chất sinh học trong tinh dầu cũng mang lại lợi ích kháng khuẩn, kháng nấm, sát trùng và chống viêm. Do đó, đây là một giải pháp hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể.

Giảm triệu chứng cảm lạnh và nghẹt mũi

Tinh dầu nghệ có các tính chất chữa lành mạnh mẽ để chống lại các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh, ho và cúm. Ngoài ra, loại dầu này còn giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và ho. Có hai cách để tận dụng dầu nghệ:

  • Xông hơi: Thêm 5 - 6 giọt tinh dầu nghệ nguyên chất vào một bát nước nóng, sau đó đậy một chiếc khăn lớn lên đầu và hít mạnh trong khoảng 5 - 10 phút. Hơi nước nóng sẽ làm loãng đờm và tính kháng khuẩn của dầu nghệ giúp chống lại vi khuẩn gây cúm và cảm lạnh.
  • Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu: Thêm 5 giọt tinh dầu nghệ vào máy khuếch tán trước khi đi ngủ cũng có tác dụng tương tự như xông hơi và đồng thời mang lại lợi ích thư giãn tốt.

Cách làm tinh dầu nghệ

Dưới đây là hướng dẫn cách làm tinh dầu nghệ:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2kg nghệ vàng (nên chọn củ nghệ già có nhiều tinh chất)
  • Chén và khăn sạch để lọc.
Một số tác dụng của tinh dầu nghệ 2
Nên chọn củ nghệ già để làm tinh dầu nghệ vì có nhiều tinh chất

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch và cạo vỏ củ nghệ.
  • Bước 2: Thái mỏng nghệ và đưa vào máy xay cùng với nước lạnh để xay cho đến khi hỗn hợp trở nên mềm, nhuyễn và mịn.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp qua khăn vải để loại bỏ bã. Để đạt hiệu quả tốt, nên lọc lại 2 - 3 lần để thu được nhiều tinh chất nhất có thể.
  • Bước 4: Thêm nước lạnh vào nước nghệ đã lọc và đặt trong một tô, sau đó đợi khoảng 3 giờ.
  • Bước 5: Khi bột nghệ bắt đầu lắng xuống, hãy lấy phần nước ở phía trên và đợi thêm 3 giờ nữa để thu được bột nghệ tinh khiết.
  • Bước 6: Đun sôi bột nghệ thu được cùng với nước và đổ vào hũ. Vậy là bạn đã hoàn thành việc làm lọ tinh dầu nghệ.

Để đảm bảo chất lượng của dầu, bạn nên bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát và sử dụng trong vòng 1 tháng.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu nghệ

Khi sử dụng tinh dầu nghệ, đặc biệt là trên da mặt, cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Kiểm tra da trước khi sử dụng: Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy thử nghiệm tinh dầu nghệ trên da cổ tay trước khi áp dụng lên da mặt. Điều này giúp xác định xem liệu bạn có phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da với tinh dầu hay không.
  • Sử dụng đúng lượng: Tránh sử dụng quá nhiều tinh dầu nghệ hoặc lạm dụng sản phẩm. Vì tinh dầu nghệ có tính chất mạnh mẽ, sử dụng quá nhiều có thể gây kích ứng da hoặc tác động không mong muốn.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn đang điều trị bệnh lý khác hoặc là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng tinh dầu nghệ. Điều này đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và thai nhi.
Một số tác dụng của tinh dầu nghệ 3
Trước khi dùng tinh dầu nghệ nên hỏi ý kiến chuyên gia để tránh kích ứng

Để phát huy được tối đa lợi ích của tinh dầu nghệ và tránh các vấn đề không mong muốn, hãy tuân thủ những lưu ý kể trên và nên tham khảo sự tư vấn từ chuyên gia khi cần thiết.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin