Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng giảm thính lực của căn bệnh ung thư. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hiện tượng giảm thính lực là tác dụng phụ dễ dàng gặp phải ở căn bệnh ung thư ở trẻ em hoặc đối với một số phương pháp điều trị ung thư. Hiện nay một số loại thuốc trị ung thư có thể dẫn đến hỏng tai, giảm khả năng nghe. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá thêm về thông tin cần biết về giảm thính lực trong ung thư nhé!
Ngày nay có rất nhiều yếu tố gây suy giảm thính lực ở trẻ bị ung thư do:
Ngoài ra việc điều trị ung thư tùy thuộc vào độ tuổi và liều thuốc hóa trị, xạ trị chuyên gây cũng gây ảnh hưởng đến khả năng giảm thính lực, điếc.
Trong một vài trường hợp, nhóm y bác sĩ chăm sóc có thể đề nghị bệnh nhân thay đổi toa thuốc hoặc cân nhắc phương pháp điều trị khác dựa trên mức độ đánh giá về sự giảm thính lực.
Ngày nay có các loại giảm thính lực khác nhau, bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở những trẻ bị ung thư. Vấn đề thính lực do sử dụng phương pháp hóa trị có khả năng gây ảnh hưởng đến hai tai. Tuy nhiên, giảm thính lực sau khi tiến hành phẫu thuật, phóng xạ có thể xuất hiện ở một hoặc hai tai, tùy thuộc vào loại tổn thương người bệnh mắc phải.
Đối với một số bệnh nhân, thính lực có thể dần được cải thiện theo thời gian. Thế nhưng, giảm thính lực thường là vĩnh viễn hoặc có thể diễn biến tồi tệ hơn theo tuổi tác. Một số người có thể tiến hành quá trình điều trị thính lực trong nhiều tháng, nhiều năm sau khi kết thúc quá trình điều trị ung thư. Những tình trạng này gọi là tác dụng phụ muộn. Vì thế nên bạn cần lập kế hoạch chi tiết, tiến hành theo dõi và chăm sóc nếu xuất hiện tình trạng giảm thính lực sau khi kết thúc điều trị.
Đây được biết là loại giảm thính giác khi có sự tắc nghẽn, tổn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa. Chất lỏng, sáp hoặc sự phù nề có thể ngăn âm thanh truyền đi bình thường, điều này khiến âm thanh dường như bị bóp nghẹt.
Màng nhĩ hoặc xương của tai giữa cũng có thể bị cứng hoặc hỏng. Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến của loại giảm thính lực dẫn truyền. Xạ trị có thể gây mất thính lực dẫn truyền ở cả một hoặc hai tai.
Giảm thính lực tiếp nhận nguyên nhân do sự tổn thương của những tế bào lông trong tai trong hoặc tổn thương thần kinh thính giác hoặc não.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về khả năng giảm thính lực trong ung thư, Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức hiểu biết về ảnh hưởng trong quá trình điều trị ung thư đến khả năng nghe nhé!
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Y tế cộng đồng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.