Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mucous membrane là gì? Có cấu tạo như thế nào? Vị trí nằm ở đâu và có vai trò gì đối với cơ thể? Hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về lớp niêm mạc trong bài viết dưới đây nhé!
Mucous membrane hay niêm mạc là lớp lót mỏng xuất hiện ở các cơ quan và bộ phận khác nhau trong cơ thể. Ở mỗi cơ quan, lớp niêm mạc này sẽ đảm nhận những vai trò riêng biệt. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn mucous membrane là gì cũng như đặc điểm cấu tạo và vai trò của chúng đối với cơ thể nhé!
Mucous membrane còn được gọi là niêm mạc hay màng nhầy, là một lớp màng lót mỏng có xuất xứ chủ yếu ở nội bì. Cấu tạo của niêm mạc bao gồm:
Niêm mạc xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, tiếp giáp với các cơ quan nội tạng hoặc với môi trường. Lớp niêm mạc này nằm ở một số vị trí tiếp giáp với da như mí mắt, tai, lỗ mũi, đôi môi, khí quản, dạ dày, cơ quan sinh dục và hậu môn. Chúng có khả năng ngăn chặn các chất bẩn và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, giúp đảm bảo giữ đủ ẩm cho các màng mô liên kết nằm dưới của mô liên kết.
Mặc dù có cấu trúc khá mỏng manh, nhưng niêm mạc lại có khả năng hấp thụ một số chất, bao gồm cả chất độc. Khi niêm mạc bị tổn thương hoặc rách hỏng, dịch nhầy được tiết ra có thể giúp các mô giữ lại độ ẩm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Bề mặt của niêm mạc thường xuất hiện các chất lỏng như nước mắt, nước bọt hoặc chất nhầy trong mũi, dạ dày, cổ tử cung và phế quản. Các chất lỏng này có chức năng điều hòa miễn dịch và hỗ trợ chữa bệnh bằng cách cung cấp các yếu tố tăng trưởng và các protein chống khuẩn.
Niêm mạc thường xuất hiện ở nhiều vị trí tiếp giáp với da như mắt, mũi, tai, môi, miệng, dạ dày, khí quản, vùng sinh dục, hậu môn,... Ở nữ giới, lớp niêm mạc được phủ ở phần đầu âm vật và mũ trùm đầu âm vật. Ở nam giới, lớp niêm mạc bao phủ ở quy đầu dương vật và các lớp bên trong của bao quy đầu. Ngoài ra, lớp niêm mạc còn lót ở niệu đạo.
Một số niêm mạc ở đường tiêu hóa còn có chức năng hấp thụ chất từ các loại thức ăn không hòa tan và bài tiết hóa chất từ các tuyến. Các chất dịch đặc được tiết ra từ niêm mạc và/hoặc các tuyến liên kết được gọi là chất nhầy, chúng đảm nhận chức năng bảo vệ.
Niêm mạc có thể được coi như một lớp màng bảo vệ các bộ phận của hệ hô hấp, tiêu hóa, sinh sản,... Chất nhầy trong lớp niêm mạc có khả năng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm hoặc bảo vệ các bộ phận khỏi những tác động xấu của dịch tiết cơ thể.
Mặc dù cấu trúc của lớp niêm mạc này khá mỏng manh, nhưng lại có khả năng ngăn chặn các chất bẩn và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Chúng cũng giúp giữ ấm và đảm bảo giữ đủ độ ẩm cho các mô của cơ thể. Bên cạnh đó, lớp niêm mạc này còn có thể hấp thụ độc tố nhưng cũng rất dễ bị viêm đau. Khi bị tổn thương, niêm mạc sẽ tiết ra chất nhầy để ngăn ngừa viêm nhiễm và thay cho niêm mạc giữ ẩm mô.
Bề mặt niêm mạc là điểm tiếp giáp chính của cơ thể với môi trường bên ngoài, giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng và có vai trò như một trung tâm giám sát miễn dịch của cơ thể. Bề mặt của niêm mạc còn có hàng rào biểu mô bán thâm, được củng cố bởi cơ chế miễn dịch và thích ứng.
Bên dưới biểu mô có chứa số lượng lớn các tế bào lympho, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật và làm trung gian miễn dịch với bệnh tật. Ngoài ra, bề mặt niêm mạc cũng là nơi cư trú của một hệ vi sinh vật, bao gồm cộng đồng vi khuẩn góp phần tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ được hệ thống miễn dịch tại khu vực này kiểm soát.
Tóm lại, các bề mặt niêm mạc được xem như một hàng rào bảo vệ giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, được đặc trưng bởi các thích ứng mới để bảo vệ hàng rào này.
Sau khi tìm được lời giải đáp cho câu hỏi mucous membrane là gì, bạn cũng cần nắm được các loại niêm mạc trong cơ thể. Ở mỗi vị trí cơ quan trong cơ thể, niêm mạc sẽ có đặc điểm cấu tạo và chức năng chuyên biệt riêng. Cụ thể như sau:
Niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung, là lớp màng bao phủ bề mặt bên trong của tử cung. Lớp niêm mạc này có chức năng quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt trong khoang miệng và có thể bị tổn thương bởi viêm nhiễm, sâu răng, dị ứng hoặc ung thư biểu mô. Khi lớp niêm mạc bị tổn thương, có thể gây ra các triệu chứng như đau, buồn nôn hoặc khó nuốt.
Niêm mạc mũi bao gồm tầng khứu (tầng trên) và tầng hô hấp (tầng dưới). Tầng khứu có màu xám nâu hoặc vàng, trong khi tầng hô hấp có màu đỏ hồng. Niêm mạc mũi dễ bị tổn thương và phù nề, gây ra các vấn đề như viêm mũi và khó thở.
Niêm mạc dạ dày là lớp màng phủ bề mặt bên trong của dạ dày. Niêm mạc dạ dày có vai trò bảo vệ và hấp thụ các chất độc hại có thể làm tổn thương dạ dày. Tuy nhiên, lớp niêm mạc này cũng dễ bị tổn thương, gây ra các bệnh như viêm dạ dày và loét dạ dày.
Niêm mạc mắt là lớp màng che phủ phần lòng trắng của mắt (củng mạc mắt). Niêm mạc mắt dễ bị viêm nhiễm, gây ra các triệu chứng như đỏ, đau và chảy nước mắt.
Niêm mạc lưỡi là lớp tế bào bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi. Niêm mạc lưỡi có thể bị viêm nhiễm do virus, nấm hoặc kích thích từ bên ngoài. Để bảo vệ niêm mạc lưỡi khỏi tình trạng viêm nhiễm, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi mucous membrane là gì cũng như cấu tạo và vai trò của chúng. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.