Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mùi hoa sữa có độc không? Người dị ứng mùi hoa sữa nên làm gì?

Ngày 09/10/2023
Kích thước chữ

Hoa sữa là loài hoa đẹp và đặc trưng của Hà Nội mỗi độ thu về. Tuy đẹp và thơ mộng như vậy nhưng nhiều người khi ngửi mùi hoa sữa thường có cảm giác khó chịu, nôn nao. Vậy mùi hoa sữa có độc không?

Mùi hương hoa sữa khi thoang thoảng trong không khí rất thơm và dịu mát nhưng nếu ngửi quá lâu hoặc quá nhiều mùi hương này, nhiều người có dấu hiệu chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu. Để biết chính xác mùi hoa sữa có độc không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Lợi ích của cây hoa sữa

Trước khi tìm hiểu mùi hoa sữa có độc không, bạn cũng nên biết thêm một số thông tin khác về loài hoa này. Hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris và phát triển khá tốt tại nhiều nước có khí hậu ôn đới, nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Theo nhiều tài liệu y học hiện đại và cổ truyền, cây hoa sữa là một trong những loài cây có dược tính khá mạnh và cao, có thể dùng chữa bệnh.

Cây hoa sữa có kích thước khoảng 10 - 20m, cây phát triển tốt và phần vỏ cây hoa sữa có màu xám nhạt, không mùi và vị rất đắng. Dọc toàn thân cây có nhiều nhựa màu trắng đục và cũng rất đắng. 

Mùi hoa sữa có độc không? Người dị ứng mùi hoa sữa nên làm gì? 1
Hoa sữa - Loài cây có hoa nở thành chùm với mùi hương đặc trong, thơm nồng

Hoa sữa là loài hoa đẹp và ấn tượng. Màu sắc chủ đạo của hoa sữa là trắng ngà, vàng kem hoặc xanh kem nở thành từng chùm và có mùi thơm. Cây hoa sữa thường nở hoa đều và bung nở cùng lúc nên mùi hương mà hoa sữa tạo ra cũng nồng nàn hơn, khiến nhiều người không khỏi thắc mắc mùi hoa sữa có độc không.

Cây hoa sữa có thể dùng là thuốc, đây là kết quả của nhiều nghiên cứu dựa trên nền tảng y học cổ truyền. Bộ phận dùng là thuốc là vỏ cây, thường được sấy hoặc phơi khô để bảo quản được lâu hơn. Trong vỏ của cây hoa sữa có chứa các hoạt chất như alcaloid ditamine, echitenine, terphenoid,... Trong hoa của cây hoa sữa cũng có rất nhiều loại tinh dầu.

Vỏ thân cây hoa sữa có tính mát, vị đắng và quy vào kinh phế và can. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất có trong vỏ thân cây hoa sữa có tác dụng trong việc tẩy giun, trị giun sán, trị sốt, chữa tiêu chảy, bệnh kiết lỵ rắn cắn, bệnh ngoài da như viêm da, viêm da cơ địa, vảy nến,...

Ngoài ra, lớp vỏ bên ngoài thân cây hoa sữa còn có thể dùng để hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ hen suyễn, viêm loét mãn tính, giảm đau, chữa bệnh thấp khớp, viêm phế quản, viêm phổi,...

Tóm lại, vỏ thân cây hoa sữa có thể làm thuốc và có nhiều ứng dụng tốt trong việc hỗ trợ sức khỏe. Nhiều tài liệu y học cho thấy vị thuốc này từ cây hoa sữa còn có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể, ức chế và phòng ngừa bệnh tật.

Mùi hoa sữa có độc không? Tác hại của cây hoa sữa

Có thể thấy thân cây hoa sữa có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là với sức khỏe và một số bệnh khác. Vậy mùi hoa sữa có độc không? Vì sao? Hoa sữa có chứa nhiều tinh dầu cùng một số chất khác như caren-3, geraniol, echitin, terpinolene,...

Theo chia sẻ từ các lương y, bác sĩ cho biết, mùi hoa sữa thực sự độc và mang đến nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe. Hiện nay có đến hơn 40 loại hoa sữa khác nhau nhưng về mùi hương thì không quá khác biệt. Ngoài dùng vỏ thân cây để chữa bệnh, điều chế thuốc,... thì cây hoa sữa cũng được dùng nhiều để trang trí, làm đẹp không gian, cây cảnh,...

Trên nhiều tuyến đường hiện nay, hoa sữa bắt đầu nở và tiếp diễn “nỗi ám ảnh” của những ngôi nhà trong khu vực này khi mùi hoa sữa luôn nồng nào trong không khí. Mùi hoa sữa khi nở đồng loạt sẽ tạo ra mùi hương rất nồng, có thể dẫn đến các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, khó thở,...

Mùi hoa sữa có độc không? Người dị ứng mùi hoa sữa nên làm gì? 2
Mùi hoa sữa có độc không? Ngửi nhiều có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, viêm mũi dị ứng,...

Mùi hoa sữa có độc không? Ngửi mùi hoa sữa nồng trong thời gian dài dẫn đến rất nhiều triệu chứng, gây hại đến sức khỏe. Hoa sữa nhẹ nên có thể phát tán trong không khí và gây dị ứng mùi hoa sữa, dị ứng phấn hoa sữa dẫn đến nổi mẩn, ngứa ngáy, viêm da, dị ứng da,...

Theo các nghiên cứu, người thường xuyên ngửi nhiều mùi hoa sữa cũng có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,... cao hơn người không ngửi hoặc ít ngửi mùi hoa sữa. Những người có tiền sử bệnh hen suyễn, bệnh về đường hô hấp hoặc viêm xoang, đau đầu, chóng mặt,... thì nên tránh xa hoa sữa và mùi hoa sữa.

Cách tránh mùi hoa sữa cho người bị dị ứng

Như vậy, câu hỏi mùi hoa sữa có độc không đã vừa được Nhà thuốc Long Châu giải đáp. Việc ngửi mùi hoa sữa không tốt cho sức khỏe, vậy cần làm gì để tránh xa mùi hương độc hại, khó chịu này? Bạn bị dị ứng hoặc không muốn gửi mùi hoa sữa quá nhiều có thể tham khảo một số phương án dưới đây.

  • Bạn nên hạn chế tối đa những hoạt động ngoài trời ở khu vực gần nơi trồng cây hoa sữa. Lượng phấn hoa cao có thể lan truyền trong không khí kèm theo mùi hoa sữa dẫn đến hắt xì hơi, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi,...
  • Nếu nhà bạn ở gần khu vực có hoa sữa, bạn nên đóng cửa sổ để mùi hoa không bay vào nhà gây dị ứng, đặc biệt là trong giai đoạn hoa sữa đáng nở rộ.
  • Nên sử dụng thêm máy lọc không khí hoặc máy điều hòa có chức năng lọc không khí để loại bỏ phần nào bụi phấn hoa và mùi hoa sữa, giảm nguy cơ gây bệnh.
  • Đeo kính râm, mũ nón, khẩu trang mỗi khi ra đường nhằm tránh phấn hoa hoa sữa trong không khí.
  • Bạn nên tắm trước khi ngủ hoặc thay quần áo ngay khi mới ở ngoài về,
  • Thường xuyên giặt ga, gối, quần áo, khăn,... trong nhà.
  • Hạn chế thường xuyên tiếp xúc với những đồ vật hoặc nơi có nhiều hoa sữa. Thời gian hoa sữa nở rộ bạn cũng nên hạn chế cho thú cưng ra ngoài nhiều vì lông động vật dễ bám dính phấn hoa lâu hơn.
  • Luôn sấy và hút bụi quần áo, đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. 
Mùi hoa sữa có độc không? Người dị ứng mùi hoa sữa nên làm gì? 3
Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, hút bụi thường xuyên, dùng máy lọc không khí,... giúp giảm bớt mùi và phấn hoa sữa

Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mùi hoa sữa có độc không. Nhằm hạn chế tác hại mà mùi, phấn hoa sữa gây ra, bạn nên đảm bảo không gian sống sạch sẽ, tránh để mùi, phấn hoa sữa bay vào nhà. Nếu nhận thấy triệu chứng đau đầu, khó thở sau khi ngửi mùi hoa sữa không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất bạn cần đến gặp bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin