Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Muốn cho bé nhanh biết đi, cha mẹ nên làm gì?

Ngày 12/07/2024
Kích thước chữ

Khoảnh khắc bé yêu chập chững những bước đi đầu tiên luôn là thời điểm cha mẹ vỡ òa hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng nhanh biết đi. Đây là lý do chủ đề mẹo cho bé nhanh biết đi luôn được không ít bậc cha mẹ quan tâm.

Việc bé yêu biết đi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mỗi bé có một “lộ trình” phát triển khác nhau, có bé nhanh biết đi, có bé lại biết đi muộn hơn. Nếu bạn đang mong muốn giúp con yêu nhanh chóng làm quen và thành thạo kỹ năng này, hãy thử áp dụng những mẹo cho bé nhanh biết đi dưới đây nhé!

Khi nào trẻ tập đi? Yếu tố ảnh hưởng thời điểm tập đi của trẻ

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), hầu hết trẻ em bắt đầu biết đi từ 9 đến 12 tháng tuổi, nhưng cũng có những bé bắt đầu biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn. Vì vậy, thời điểm cha mẹ áp dụng cách tập đi cho bé cũng khác nhau trong từng trường hợp. Thời điểm trẻ học đi có thể bị chi phối bởi các yếu tố như:

  • Sự phát triển của cơ thể và hệ thần kinh của từng trẻ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đi đứng của bé. Bé cần có đủ sức mạnh và sự phối hợp giữa các cơ quan như cơ bắp, xương và hệ thần kinh để có thể đứng vững và đi được.
  • Bé cần có sự quyết tâm và sự tự tin để thử nghiệm việc di chuyển bằng chân. Sự quyết tâm và tự tin thường bắt đầu khi bé cảm thấy an toàn và thoải mái.
  • Môi trường gia đình và xung quanh có vai trò quan trọng đối với thời điểm bé học đi. Bố mẹ và người chăm sóc cần hỗ trợ và có sự khuyến khích tích cực để bé có động lực trải nghiệm và học hỏi kỹ năng mới.
Muốn cho bé nhanh biết đi, đâu là việc cha mẹ nên làm 1
Một số bé có thể bắt đầu đi sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời điểm trung bình

Mẹo cho bé nhanh biết đi mà cha mẹ cần biết

Một số mẹo cho bé nhanh biết đi mà cha mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay như:

Chuẩn cho bé môi trường thuận lợi, an toàn để tập đi

Theo cột mốc phát triển của trẻ, 11 tháng có thể thể chập chững bước vài bước đầu tiên khi có sự hỗ trợ từ bố mẹ. Cha mẹ có thể quan sát dấu hiệu trẻ sắp biết đi để biết trẻ đã sẵn sàng cho việc tập đi. Các dấu hiệu này thường bao gồm: Trẻ có thể đứng vững khi có người đỡ, tự vịn tay vào đồ vật để di chuyển, hoặc tự đứng lên từ tư thế ngồi.

Việc tạo một môi trường an toàn và thuận lợi cho việc tập đi của trẻ là việc cha mẹ cần lưu ý đầu tiên. Hãy bố trí không gian rộng rãi, ít vật cản để bé có thể tự do di chuyển và khám phá. Cha mẹ cũng nên chọn cho bé những đôi giày dép phù hợp, có độ bám tốt và chống trơn trượt để tránh làm bé trượt chân té ngã. Bạn cũng nên đặt những đồ vật nguy hiểm như đồ dễ vỡ, hóa chất, ổ điện… ngoài tầm với của bé. Đồng thời, khi bé tập đi phải luôn có người lớn giám sát để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hướng dẫn và luyện tập từng bước đi cho trẻ

Trẻ chậm biết đi nên làm gì? Thay vì lo lắng, cha mẹ nên áp dụng phương pháp hướng dẫn và luyện tập từng bước đi cho trẻ. Trước hết, cha mẹ hãy giúp bé làm quen với việc đứng vững bằng cách cho bé vịn vào các vật dụng chắc chắn như ghế sofa, bàn, hoặc tường để di chuyển. Khi bé đã đứng vững, hãy khuyến khích bé bước đi bằng cách đặt đồ chơi yêu thích ở gần, hoặc cho bé bám vào tay cha mẹ để bước những bước đầu tiên.

Muốn cho bé nhanh biết đi, đâu là việc cha mẹ nên làm 2
Muốn cho bé nhanh biết đi, đâu là việc cha mẹ nên làm

Xe tập đi hoặc các loại đồ chơi có bánh xe giúp bé làm quen với việc di chuyển và rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Các trò chơi vận động như đuổi bắt, ném bóng, hoặc đi qua chướng ngại vật cũng giúp bé phát triển kỹ năng đứng vững, giữa thăng bằng và đi bộ.

Động viên và khen ngợi bé kịp thời

Theo một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí The Journal of Pediatrics, trẻ em được cha mẹ khuyến khích và khen ngợi thường có xu hướng phát triển kỹ năng vận động sớm hơn và tốt hơn so với những trẻ không được khuyến khích. Vì vậy, hãy luôn dành những lời khen ngợi, những cái ôm ấm áp hay những món quà nhỏ khi con tập đi cha mẹ nhé!

Để giúp bé nhanh biết đi, cha mẹ cần thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ tập đi một cách thường xuyên và kiên trì. Hãy dành thời gian mỗi ngày để chơi đùa, và khuyến khích bé vận động. Bạn cũng có thể lên lịch trình luyện tập hằng ngày cho các hoạt động như tập đứng, tập đi, chơi các trò chơi vận động... giúp bé tăng cường khả năng vận động. Việc này vừa giúp bé nhanh biết đi, vừa tốt cho sự phát triển toàn diện về thể chất đồng thời giúp trẻ vui vẻ, hào hứng hơn.

Muốn cho bé nhanh biết đi, đâu là việc cha mẹ nên làm 3
Trẻ sẽ thích tập đi ở không gian ngoài trời

Không nên so sánh hay áp lực với sự so sánh

Cha mẹ cũng không nên quá áp lực khi con chậm đi hơn một chút so với những bạn cùng trang lứa, không nên quá nặng nề với những lời so sánh con mình với những bạn nhỏ khác. Mỗi bé có tốc độ phát triển riêng và việc ép buộc bé có thể gây ra những áp lực không cần thiết, ảnh hưởng đến sự tự tin và hứng thú học hỏi của bé. Lưu ý rằng mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển vận động của bé, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tác hại không ngờ của việc cho trẻ tập đi sớm

Bạn có thể áp dụng mẹo cho bé nhanh biết đi khi trẻ đủ 9 tháng tuổi. Còn trước đó, việc cố ép trẻ tập đi sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Tác hại của việc cho trẻ tập đi sớm bao gồm:

  • Hệ xương khớp của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa đủ sức chịu đựng trọng lượng cơ thể khi đứng và đi lại. Việc ép trẻ tập đi sớm có thể gây ra các vấn đề về xương khớp như chân vòng kiềng, gù lưng, hoặc thậm chí là biến dạng xương.
  • Ép trẻ tập đi sớm khi trẻ chưa sẵn sàng có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực, căng thẳng và sợ hãi. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của trẻ, càng khiến trẻ sợ đi và chậm biết đi hơn.
  • Trẻ tập đi sớm thường dễ bị té ngã, va đập và tăng nguy cơ tai nạn, chấn thương.
Muốn cho bé nhanh biết đi, đâu là việc cha mẹ nên làm 4
Cha mẹ nên để phát triển kỹ năng đi đứng một cách tự nhiên

Với những mẹo cho bé nhanh biết đi đơn giản trên đây, cha mẹ có thể đồng hành cùng bé yêu trong hành lớn lên. Hãy kiên nhẫn và tạo không gian an toàn để bé tự tin, thoải mái luyện tập, từng bước chinh phục cột mốc biết đi quan trọng này cha mẹ nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin