Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển nhanh chóng, thậm chí là thay đổi từng ngày về chiều cao, cân nặng và cả nhận thức. Trong bài viết sau, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu 16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời để hiểu và chăm sóc trẻ tốt hơn.

Nắm được 16 cột mốc phát triển của trẻ trong những tháng đầu đời là yếu tố quan trọng để bố mẹ hiểu và nuôi dạy con trẻ tốt hơn bởi giai đoạn sơ sinh là giai đoạn quyết định sự tăng trưởng và phát triển về nhận thức của bé. Để biết trẻ sơ sinh có những cột mốc phát triển nào, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay thông tin sau.

Cột mốc đầu tiên trong 16 cột mốc phát triển của trẻ - Bé biết nâng đầu lên

Động tác nâng đầu lên là cột mốc mở màn cho 16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh mà bố mẹ rất nên chú ý. Thông thường, vào độ cuối tháng đầu sau sinh bé có thể tự nâng đầu lên khi được đặt nằm sấp, tuy độ tăng không nhiều nhưng đây cũng là cột mốc rất đáng nhớ của trẻ.

Phát ra âm thanh

Tiếp theo trong 16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh là phát ra những âm thanh đầu tiên vào khoảng 2 tháng tuổi. Đến cuối tháng thứ 3, mẹ có thể dễ dàng nghe được những âm thanh đơn giản, bi bô, ríu rít từ con. Đây chính là dấu hiệu trẻ đang có sự phát triển ổn định về khả năng phát âm và tạo tiền đề cho việc nói sau này.

16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh 1
Trẻ sơ sinh có thể phát ra những âm thanh bi bô từ tháng thứ 2

Biết lật người

Một cột mốc nữa cũng rất quan trọng trong 16 cột mốc phát triển của trẻ giai đoạn đầu đời là lật người. Thông thường, trẻ sơ sinh bước sang tháng thứ 4 sẽ có thể lật người từ sấp thành ngửa và ngược lại. Đến tháng thứ 6, bé đã có thể lăn nhiều vòng liên tục rất tinh nghịch, giúp bé di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau để khám phá.

Bé biết ngồi

Nói đến 16 cột mốc phát triển của trẻ, các ông bố bà mẹ không nên bỏ qua cột mốc con biết ngồi. Nếu nhận được sự hỗ trợ từ người lớn và tốc độ phát triển nhanh, trẻ sơ sinh tháng thứ 2 đã có thể giữ người tư thế ngồi. Đến khoảng cuối tháng thứ 4, khi cơ thể phát triển hoàn thiện hơn, bé có thể tự nâng đầu và ngồi được. Đến giai đoạn 9 tháng tuổi bé đã tự ngồi một mình trong thời gian lâu hơn mà không cần bố mẹ hỗ trợ.

Bé biết trườn, bò

Vào khoảng cuối tháng thứ 2, bé sơ sinh có thể bắt đầu phát triển một số kỹ năng tiền thân của kỹ năng trườn, bò, bao gồm việc nâng đầu lên, nâng cánh tay, bàn tay và cổ tay. Phát triển đến độ tháng 7 – 9 bé đã có thể tập trườn bò và hoàn thiện kỹ năng này vào khoảng cuối tháng thứ 9.

Bé đứng được

Đây là một trong 16 cột mốc phát triển của trẻ mà các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm, chú ý. Vào độ 3 tháng tuổi, khi được mẹ giữ và bé đứng thẳng, con có thể cong chân. Khi đến tháng thứ 4, bé đã có thể đẩy chân xuống sàn khi được đặt lên bề mặt nào đó. Đây chính là tiền đề để trẻ phát triển kỹ năng đứng vào độ tháng 9 và đến tháng thứ 10 – 11, một số bé có thể vịn đồ vật và đi một vài bước nhỏ đầu đời.

16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh 2
Trẻ 9 tháng tuổi đứng được là một trong 16 cột mốc phát triển của trẻ

Bước đi

Sau khi hoàn thiện kỹ năng đứng, bé sẽ tiếp tục tiến đến cột mốc tiếp theo trong 16 cột mốc phát triển của trẻ, đó là bước đi. Thông thường, bé 11 tháng khi có sự hỗ trợ từ bố mẹ, bé đã có thể tự bước đi một vài bước nhỏ và bước qua giai đoạn 1 tuổi, con đã bắt đầu tự bước đi một mình những bước đầu đời. Đây cũng là một trong 16 cột mốc phát triển của trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Phát triển thính giác

16 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến sự phát triển của thính giác. Trẻ sơ sinh đã có thể nghe thấy giọng nói của bố mẹ và mọi người xung quanh. Đến giai đoạn 2 tháng tuổi, bé có thể tự quay đầu về hướng có giọng nói hoặc âm thanh. Sang tháng thứ 3 bé đã có thể xác định được âm thanh phát ra từ nguồn nào. Đến 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh còn có thể phản ứng lại với âm thanh mà bé nghe được.

Trẻ sơ sinh cười

Nụ cười của con chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ. Vậy trẻ mấy tháng tuổi biết cười? Theo thứ tự 16 cột mốc phát triển của trẻ, đến tháng thứ 2 bé đã có thể nở nụ cười đầu tiên và phát triển đến tháng thứ 5 – 6, bé đã có khả năng mỉm cười với bố mẹ và người xung quanh rõ nét hơn. Theo quá trình phát triển của trẻ, những tháng sau này con sẽ cười có chủ đích, ví dụ như khi vui đùa với bố mẹ, chơi đồ chơi yêu thích,…

16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh 3
Từ những tháng đầu đời trẻ sơ sinh đã có thể mỉm cười

Phát triển thị giác

Lúc mới sinh, đôi mắt của trẻ không có khả năng tập trung vào một vật thể nhất định và thường không nhìn rõ như người lớn. Khi bé phát triển đến khoảng cuối tháng đầu tiên, con đã có thể nhìn rõ nét gương mặt của bố mẹ. Tiếp theo, trong 2 tháng đầu, nhãn cầu của bé chưa thể vào vị trí đúng nhưng đến cuối tháng thứ 2, con có thể nhận biết được vật thể theo trục xoay hoặc trục dọc.

Thay đổi giấc ngủ

Mỗi cột mốc của trẻ sẽ có sự thay đổi nhất định về giấc ngủ. Ở 2 tháng đầu, bé sẽ ngủ cả ban ngày và ban đêm với thời lượng bằng nhau nhưng đến tháng thứ 6, số giờ ngủ ban ngày của trẻ giảm xuống còn khoảng 4 giờ và số giờ ngủ ban đêm vẫn duy trì khoảng 8 – 9 giờ. Khi bước sang giai đoạn bé 1 tuổi sẽ chỉ còn ngủ 3 giờ vào ban ngày còn ban đêm tăng lên 11 giờ/đêm.

Khả năng cầm nắm

Khi bạn chạm tay vào lòng bàn tay của bé, bé sẽ có phản xạ nắm chặt ngón tay của bạn, đây chính là phản xạ cầm nắm của trẻ sơ sinh – một trong 16 cột mốc phát triển của trẻ. Không chỉ có bàn tay, ngón tay mà cả bàn chân và ngón chân của trẻ cũng có phản xạ này.

Ăn thức ăn đặc

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên giai đoạn 6 tháng đầu đa số bổ sung dinh dưỡng thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, đến giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập dần với thức ăn đặc như cháo nhuyễn, bột, sinh tố trái cây,… để con làm quen, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn. Sang tháng thứ 7 – 8 bé đã có thể ăn dặm bên cạnh việc uống sữa, giúp con đa dạng nguồn dinh dưỡng.

16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh 4
Đến tháng thứ 7 - 8 bé có thể ăn thức ăn đặc như cháo, bột ăn dặm,...

Bắt đầu mọc răng

Vào độ tháng thứ 7 – 8 trẻ sẽ bắt đầu quá trình mọc răng. Một số trẻ có thể quấy khóc, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn,… trong giai đoạn này do răng mọc gây đau nhức, khó chịu. Lúc này mẹ nên ưu tiên cho con ăn nhiều bữa trong ngày và tăng cường thức ăn lỏng để bổ sung dinh dưỡng, tránh biếng ăn dài ngày dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Phát triển nhận thức

Nhận thức của trẻ sơ sinh phát triển từng ngày ngay từ khi chào đời đến khi lớn. Khi bé 2 tháng tuổi biết quan sát sự vật xung quanh, đến 4 tháng tuổi bé sẽ quan sát được phản ứng của bố mẹ, 6 tháng tuổi biết tò mò, khám phá mọi thứ,…

Có tình cảm và phát triển kỹ năng xã hội

Trẻ sơ sinh có khả năng cảm nhận sự quen thuộc đối với những người gần gũi với trẻ, đặc biệt là bố mẹ. Khi bé khóc, nếu được bố mẹ ôm ấp, dỗ dành,… bé sẽ có xu hướng an tâm và nhanh hết khóc hơn. Khi phát triển đến 2 tháng tuổi, con sẽ bắt đầu biết mỉm cười với người quen thuộc và phát triển cảm xúc, kỹ năng xã hội từng ngày.

Trên đây là tổng hợp 16 cột mốc phát triển của trẻ mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc, đặc biệt là khi bạn đã, đang hoặc sẽ là những ông bố, bà mẹ tuyệt vời. Ở giai đoạn đầu đời trẻ phát triển rất nhanh nên phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho bé, cùng bé đọc truyện, vui chơi,… sẽ giúp kích thích trí tuệ và nhận thức của con tốt hơn.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.