Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 19/06/2023
Kích thước chữ

Nấm kẽ thường có biểu hiện rõ ràng nhất là gây ngứa liên tục, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Bệnh nấm kẽ nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, tâm sinh lý cũng như sức khỏe của người bệnh.

Bệnh nấm kẽ là bệnh da liễu phổ biến, thường xuất hiện dưới điều khiến thời tiết, môi trường ẩm ướt hoặc do thói quen hàng ngày của người bệnh. Để tìm hiểu nhiều thông tin hơn về bệnh lý này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh nấm kẽ là bệnh gì? Triệu chứng khi bị nấm kẽ

Bệnh nấm kẽ thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, ngón chân, trong dân gian gọi là bệnh nước ăn chân, bệnh viêm kẽ. Đây không phải bệnh lý xa lạ, đặc biệt với những người thường xuyên tiếp xúc với nước, môi trường ẩm ướt trong thời gian dài. Vậy bệnh nấm kẽ cụ thể là bệnh gì?

Nấm kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Nấm kẽ là bệnh do nấm men, biểu hiện thường thấy là bong da, ngứa,...

Nấm kẽ thực chất là một dạng bệnh nấm da có biểu hiện phổ biến là tình trạng tổn thương các kẽ như kẽ ngón tay, bẹn, khóe chân, ngón chân, kẽ tai, kẽ mũi, kẽ nách, kẽ cổ,... Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị nấm kẽ, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy bệnh không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh tự ti, gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Bệnh nấm kẽ có thể xuất hiện ở bất cứ vùng cơ thể nào có kẽ, da gấp nếp như ngón tay, cổ, nách,... Dưới đây là một số vị trí bị nấm kẽ thường gặp:

Nấm kẽ cổ: Thường xuất hiện ở giữa các ngấn ở cổ, dấu hiệu là những mảng đỏ sáng, có thể kèm theo biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.

Nấm kẽ mũi, má, nách, vú: Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bệnh nấm kẽ qua biểu hiện trên da xuất hiện những mảng hồng có viền mờ. Những mảng màu này dần dần đậm màu hơn đến khi thành màu đỏ trên da, bờ tổn thương giới hạn rõ ràng, có thể nhận thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, trong khi mảng màu dần đậm hơn thì cảm giác ngứa cũng tăng lên. Nếu bạn gãi nhiều có thể khiến da bị trầy xước, tạo vảy và bong ra tạo thành những vảy mịn và mụn nước nhỏ li ti.

Nấm kẽ tay: Đây là tình trạng nấm kẽ phổ biến nhất, đặc biệt thường xuất hiện ở kẽ ngón tay thứ 3 hoặc 4, có thể xuất hiện kèm những mụn nước nhỏ li ti nhưng không gây ngứa. Khi những mụn nước này vỡ ra, đóng vảy và bong bạn mới cảm thấy ngứa ngày. Nếu những tổn thương ở kẽ ngón tay lặp lại nhiều lần có thể gây bội nhiễm nặng dẫn đến hiện tượng lở loét, nứt da có chảy dịch, mưng mủ, vùng da bị nấm kẽ sưng tấy, đau rát bất thường.

Nấm kẽ bẹn, mông: Vi khuẩn khu trú ở vùng kẽ mông, bẹn và phát triển âm thầm đến khi phát bệnh và biểu hiện ra ngoài. Vị trí thường bị nấm kẽ là những vùng da nếp gấp ở mông, bẹn hoặc đùi, khi bị người bệnh có cảm giác ngứa ngáy liên tục rất khó chịu. Nếu là trẻ em bị nấm mông, bẹn có thể dẫn đến viêm da tã lót ở trẻ em.

Nấm khóe chân: Tình trạng nấm kẽ ở khóe chân thường do lây lan từ vùng này sang vùng khác, dẫn đến tổn thương da giống như ở đùi, bẹn, biểu hiện gây ngứa.

Nấm kẽ chân: Tình trạng nấm kẽ chân còn được gọi là nước ăn chân thường dẫn đến những vùng da bị tổn thương và tấy đỏ theo vùng, có thể có mụn nước, trợt da, chảy dịch hoặc bong da bất thường. Khi bị nấm kẽ chân người bệnh thường cảm thấy rất ngứa, càng gãi càng ngứa nhiều và gây tổn thương da bị nấm nhiều hơn. Các vị trí thường bị nấm kẽ là kẽ ngón chân 3, 4 hoặc kẽ 4, 5 dần dần lan sang những kẽ chân còn lại. 

Nấm kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Nấm kẽ chân giai đoạn đầu thường gây bong da, ửng đỏ,... nên khó phát hiện

Nguyên nhân gây bệnh nấm kẽ

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh nấm kẽ xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp là di các loại nấm men xuất hiện và xâm nhập và da, điển hình như nhiễm candida, epidermophyton, trichophyton, microsporum trichophyton,...

Bệnh nấm kẽ thường phát triển mạnh và lây lan nhanh nhất khi cơ thể và các vùng da kẽ, nếp gấp thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Đặc biệt, bệnh nấm kẽ được xác định phát triển rất nhanh vào mùa hè bởi đây là mùa có lượng mưa lớn, da chân tay thường xuyên tiếp xúc với nước, quần áo ẩm ướt tạo cơ hội cho nấm men xuất hiện, xâm nhập và gây bệnh nấm kẽ, nấm da.

Bên cạnh đó, người có môi trường làm việc đặc biệt, thường xuyên ngâm ngón tay, ngón chân dưới nước, nguồn nước không đảm bảo,... cũng có nguy cơ bị nấm kẽ và tái phát nhiều lần rất cao. Trường hợp này thường rơi vào những người làm nông bởi môi trường làm việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước kém vệ sinh, dễ bị nấm kẽ.

Cách điều trị bệnh nấm kẽ

Để điều trị được bệnh nấm kẽ, bệnh nhân cần chú ý diệt nấm men - nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Thông thường, các bác sĩ da liễu sau khi thăm khám sẽ kê đơn thuốc kháng nấm bằng đường bôi cho bệnh nhân bị nấm kẽ nhẹ và thêm thuốc điều trị qua đường uống với trường hợp bị nấm kẽ nặng.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc trị nước ăn chân, thuốc kháng histamin cũng được kê đơn cho bệnh nhân bị nấm kẽ để chống ngứa, giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da, sát khuẩn tại chỗ với trường hợp bị bội nhiễm.

Tóm lại, để điều trị nấm kẽ hiệu quả nhất bạn cần đến gặp bác sĩ và thực hiện điều trị theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng thuốc để trị bệnh cũng cần dùng đúng, đủ liều, không tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm vì nấm men chưa được diệt hết rất dễ tái phát và khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. 

Nấm kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Dùng thuốc bôi là phương pháp điều trị nấm kẽ phổ biến, hiệu quả

Các phương pháp chữa nấm kẽ dân gian cũng không thực sự hiệu quả với trường hợp nấm kẽ trung bình đến nặng nên bạn vẫn cần được bác sĩ tư vấn, điều trị chuyên khoa để nhanh chóng xua tan cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, hạn chế bệnh nấm kẽ lan sang những vùng da khác hoặc tổn thương nặng hơn khiến bệnh khó điều trị hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về bệnh nấm kẽ cũng như biết cách xử lý khi bị nấm kẽ. Vào mùa hè là mùa bệnh nấm kẽ hoành hành mạnh nhất nên để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên hạn chế tiếp xúc quá nhiều với nước, tránh xa nguồn nước kém vệ sinh, mặc quần áo khô ráo, thấm hút tốt, chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay quần áo ngay khi bị ẩm, ướt,...

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin