Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nấm kẽ chân hay nước ăn chân là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong điều kiện thời tiết có mưa nhiều, độ ẩm cao và chân không được giữ khô tốt. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này vẫn khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ. Vậy có những thuốc trị nước ăn chân hiệu quả nào?
Tình trạng nấm kẽ chân khiến người bệnh thiếu tự tin bởi mùi hôi chân mà nó gây ra. Vì thế, các phương pháp điều trị nấm kẽ chân đang được nhiều người quan tâm. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn đọc 6 loại thuốc trị nước ăn chân hiệu quả.
Tình trạng nước ăn chân thường xảy ra tại kẽ giữa các ngón chân, nhất là ở kẽ ngón chân thứ 3 và thứ 4. Vùng da bị nấm ăn chân xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, cảm giác bỏng rát như bị châm chích, khô da và đóng vảy. Nghiêm trọng hơn, nấm tại các kẽ chân còn gây bong tróc, nứt nẻ và chảy máu tại vùng da đó. Bệnh có thể lan rộng ra tại nhiều vùng da khác trên cơ thể nếu không điều trị và kéo dài.
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng của nước ăn chân gây ra vô cùng khó chịu. Bệnh kéo dài sẽ hình thành các mụn nước, vết lở loét trên da, sau đó mưng mủ và sưng tấy. Điều này tạo kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh nước ăn chân mùa mưa là do một số loại nấm gây ra, điển hình là Trichophyton Rubrum, Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton Floccosum…
Trên thực tế, các loại vi sinh vật nấm này vẫn tồn tại bình thường trên da và không gây hại, nếu người bệnh giữ chân luôn khô ráo và sạch sẽ. Ngược lại, thời tiết ẩm ướt cộng với chân không được vệ sinh sạch sẽ, chính là điều kiện thuận lợi khiến nấm sinh sôi và gây bệnh, từ đó gây tổn thương cho da.
Bên cạnh đó còn một số yếu tố khiến tình trạng bệnh nước ăn chân trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn, cụ thể là:
Hầu hết các trường hợp bị nước ăn chân có thể chữa khỏi bằng thuốc bôi trị nấm, trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, lan rộng và có nguy cơ gặp biến chứng thì cần sử dụng thuốc uống để đạt hiệu quả nhanh hơn. Dưới đây là 6 loại thuốc trị nước ăn chân hiệu quả, đó là:
Dermacol-B Nam Hà 8g là một loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị các bệnh nấm về da hoặc dị ứng da rất hiệu quả. Thuốc gồm 2 thành phần chính là dexamethasone và metronidazole.
Thuốc Dermacol-B Nam Hà 8g được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:
Một số tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng thuốc Dermacol-B Nam Hà 8g như đau ngứa hoặc bỏng rát da khi bôi.
Thuốc Patylcrem Hasan có hoạt chất chính là clotrimazol dùng để điều trị nấm tại chỗ, phổ rộng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng trên bacteroides, trichomonas và staphylococcus. Thuốc được bào chế dưới dạng kem dùng bôi ngoài da, được hấp thụ qua da, chuyển hóa ở gan và đào thải ra từ nước tiểu, phân.
Thuốc Patylcrem được chỉ định điều trị tại chỗ các bệnh nấm như:
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc patylcrem như kích ứng, đau rát hoặc ngứa tại chỗ sau khi bôi thuốc.
Calcrem Satyam thuốc chống nấm tại chỗ, phổ rộng. Thành phần chính của thuốc là clotrimazole có tác dụng điều trị tất cả các loại nhiễm nấm ngoài da do các loại nấm khác nhau gây ra.
Calcrem Satyam được chỉ định dùng điều trị trong các trường hợp như:
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Calcrem satyam có thể gặp như nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, cảm giác châm chích, ngứa, phồng rộp, tróc da, phù da, nóng rát và kích ứng da nói chung.
Thuốc Biroxime cream là thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất chính là clotrimazol được dùng trong điều trị các bệnh nấm về da.
Biroxime cream được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
Tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Biroxime cream 1% như ngứa rát, cảm giác châm chích tại chỗ…
Micosalderm Hasan là thuốc chữa bệnh nước ăn chân được dùng bôi tại chỗ và đạt hiệu quả điều trị khỏi bệnh đến 90%. Cơ chế tác dụng của thuốc Micosalderm Hasan là một số hoạt tính có trong thuốc sẽ ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol, làm thay đổi thành phần lipid cấu tạo nên màng tế bào nấm, khiến chúng bị hoại tử và tiêu diệt các ký sinh trùng gây bệnh.
Thuốc Micosalderm Hasan được điều chế dưới nhiều dạng như kem, dung dịch, dạng xịt hoặc dạng bột pha uống. Thuốc Micosalderm Hasan hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào cho người sử dụng. Liều dùng là từ 1 - 2 lần /ngày, trong 2 - 4 tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt.
Griseofulvin thuộc vào dòng thuốc điều trị bệnh nấm kẽ chân rất hiệu quả. Đây là một loại kháng sinh kháng nấm được tổng từ Penicillium Griseofulvum.
Sau khi đi vào cơ thể, thuốc Griseofulvin được hấp thụ chủ yếu qua tá tràng và tập trung ở các cơ quan như tóc, móng, mô mỡ, da, xương…
Cơ chế tác dụng của thuốc chống nấm Griseofulvin là phá vỡ cấu trúc của thoi gián phân tế bào, làm ngưng hoạt động của pha giữa trong quá trình phân bào. Ngoài ra, các hoạt chất có trong thuốc Griseofulvin cũng tạo ra phân tử DNA khiếm khuyết không thể sao chép được.
Khi mắc phải tình trạng nước ăn chân mùa mưa, giữa các kẽ ngón chân xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, tróc da, chảy dịch và ngứa ngáy. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc bôi ngoài da, ngược lại, khi bệnh tiến triển nặng cần phải kết hợp điều trị bằng thuốc uống theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc điều trị nước ăn chân có một hoặc nhiều dạng bào chế khác nhau và có những đặc điểm dược học, hiệu quả sử dụng và lưu ý dùng cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bôi chống nấm kẽ chân cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Tóm lại, bệnh nấm kẽ chân thường xảy ra trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao và chân phải tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu hơn về nguyên nhân gây ra bệnh nấm kẽ chân và một số thuốc trị nước ăn chân hiệu quả.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...