Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm miệng lâu ngày gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu về bệnh lý cũng như mẹo chữa bệnh là điều rất quan trọng.
Vậy nấm miệng lâu ngày có nguy hiểm không và có khả năng lây lan không? Để được giải đáp vấn đề này, bạn hãy theo dõi nội dung ở bài viết sau nhé.
Nấm miệng hay còn được gọi là nấm candida. Bệnh gây ra sự tổn thương và nhiễm trùng tại một hoặc nhiều vị trí ở trong khoang miệng. Bệnh khởi phát do loại nấm candida albicans xâm nhập và phát triển mạnh khi mà sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy giảm. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh đó là xuất hiện những mảng tổn thương màu trắng ở trong miệng.
Nấm miệng lâu ngày có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vẫn là nhóm người già, trẻ nhỏ, người mắc nhiều bệnh nền. Đây đều là những đối tượng có khả năng miễn dịch kém nên rất dễ tạo điều kiện cho loại nấm candida phát triển.
Nấm candida gây ra căn bệnh nấm miệng cũng sẽ làm nhiễm trùng nấm men tại các bộ phận cơ thể khác. Chính vì vậy mà con đường lây nhiễm của chúng rất đa dạng. Trong đó có thể kể đến như:
Với những người có sức đề kháng suy giảm thì việc điều trị bệnh lý sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu như không áp dụng cách chữa đúng cách, nấm candida có thể lan vào trong máu rồi lan sang các cơ quan khác như tim, não, mắt… Tình trạng này được gọi là nhiễm nấm hệ thống. Chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề tại những cơ quan bị ảnh hưởng, thậm chí có thể khiến cho người bệnh bị sốc nhiễm trùng và ảnh hưởng đến tính mạng.
Nếu không điều trị sớm, tình trạng nấm miệng lâu ngày, đặc biệt là nấm miệng ở trẻ nhỏ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện các mảng màu trắng ở miệng hoặc phát hiện ra những dấu hiệu nhiễm bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Để chữa nấm miệng, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh tại nhà dưới đây:
Trong tỏi có chứa các thành phần như lưu huỳnh, các hoạt chất allicin. Do đó, tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt nấm candida gây bệnh.
Theo đó, bạn hãy lấy 4 đến 5 tép tỏi tươi, bóc vỏ rồi nhai sống trực tiếp. Tuy nhiên, mùi hăng của tỏi sẽ khiến cho hơi thở phát ra khó chịu nên cần cân nhắc khi sử dụng.
Trong lá trầu không có chứa những hoạt chất kháng sinh có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn tự nhiên. Do đó, sử dụng lá trầu không cũng là một trong số các cách chữa nấm miệng candida và những bệnh lý về răng miệng như viêm nướu răng, sâu răng…
Để chữa nấm miệng, bạn hãy lấy 1 nắm lá trầu không bánh tẻ đem đi rửa sạch rồi nấu chung lá trầu với 1 lít nước trong thời gian khoảng 10 phút. Bạn sử dụng nước lá mới đun để ngậm và súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Tinh dầu tràm trà có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, trong đó có loại nấm candida.
Bạn vệ sinh miệng sạch sẽ bằng cách chải răng hoặc sử dụng nước súc miệng rồi lấy từ 1 đến 2 giọt tinh dầu tràm pha với nước theo tỷ lệ là 1:1. Sau đó, bạn hãy dùng tăm bông để thấm hỗn hợp rồi thoa vào vùng niêm mạc miệng đang bị tổn thương. Bạn đợi trong thời gian từ 15 đến 20 phút cho tinh dầu thẩm thấu rồi dùng nước muối để súc miệng lại.
Trên đây là những lý giải về vấn đề nấm miệng lâu ngày có nguy hiểm không và một số mẹo chữa nấm miệng tại nhà. Hy vọng bạn có thể áp dụng kiến thức này vào quá trình điều trị bệnh lý của mình nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.