Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nang thận bẩm sinh có nguy hiểm không, gây ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đối với người bệnh? Mời bạn tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết bên dưới của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Nang thận được xem là dạng u thường gặp phổ biến ở những người lớn tuổi. Khi u này được hình thành kéo theo hệ lụy thận hoạt động không bình thường như trước. Vậy nang thận bẩm sinh có nguy hiểm không? Để giải đáp câu hỏi này kèm theo cách chữa trị mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Bệnh nang thận bẩm sinh là tình trạng bất thường của một khối dịch xuất hiện ở cả hai bên thận ngay từ lúc được sinh ra. Có thể là do di truyền từ trong bụng mẹ, có dạng hình tròn và bên trong chứa dịch.
Dù kích thước lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng ít nhiều đến việc thông với đài bể thận gây khó khăn trong việc tiểu tiện của người bệnh. Khi mắc phải nang thận bẩm sinh người bệnh thường gặp phải các triệu chứng liên quan như hội chứng đau bụng mận khô, thoát vị niệu quản,… ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Thông thường bệnh u nang bẩm sinh xảy ra đối với mọi người và được chia thành 3 loại cơ bản như sau:
Đây là loại nang thận phổ biến nhất và thường không gây ra triệu chứng hay ảnh hưởng đến chức năng thận. Nang thận đơn thường là một cấu trúc nước trong, không chứa máu hoặc chất lỏng khác. Riêng đối với loại nang thận đơn này nếu có kích thước nhỏ hơn dưới 5 cm thì có thể không cần sự can thiệp của y khoa.
Bệnh thận nhiều nang là một dạng bệnh tương tự như nang thận đơn, tuy nhiên điểm khác biệt là ở chỗ thận bị chia thành nhiều nang nhỏ hơn. Bệnh này thường xảy ra do dự tắc nghẽn lâu ngày của nhiều đơn vị thận trong quá trình phát triển thai nhi.
Bệnh thận nhiều nang thường chỉ xảy ra ở một bên thận và thận bên kia không bị ảnh hưởng. Thận nhiều nang thường lớn hơn thận bình thường và hoạt động bất thường. Các nang trong thận có thể chứa chất lỏng và môi trường này có thể cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây nhiễm trùng và các vấn đề khác.
Đây là loại nang thận bẩm sinh phổ biến nhất, là một bệnh di truyền, trong đó các nang dị tả hình thành trên các thận. Những nang này có thể phát triển dần dần và gây áp lực lên các cấu trúc khác trong thận, gây tổn thương và suy giảm chức năng thận.
Điều trị u nang thận phụ thuộc vào tính chất và kích thước của u nang, cũng như các triệu chứng và biến chứng liên quan. Đa phần các trường hợp u nang thận lành tính và không gây hại, do đó không yêu cầu điều trị đặc biệt và chỉ cần theo dõi định kỳ để kiểm tra sự phát triển của u nang.
Tuy nhiên để biết chính xác nang thận bẩm sinh có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào triệu chứng như đau mạn sườn và hông lưng, tiểu máu, tăng số lượng bạch cầu kèm theo sốt, hoặc gây hình thành sỏi thận và tăng huyết áp.
Bệnh nang thận không được đánh giá nguy hiểm dựa trên kích thước và tác động đến chức năng thận. Nhưng nếu người bệnh đang trong tình trạng khá nặng cần thực hiện các phương pháp điều trị như sau:
Đối với các trường hợp u nang thận phức tạp hoặc đang trong giai đoạn biến chứng có thể sử dụng các phương pháp điều trị như sau:
Khi mắc bệnh nang thận bẩm sinh, có những điều cần lưu ý để quản lý và chăm sóc sức khỏe tốt.
Chỉ có bác sĩ chuyên khoa thận và các chuyên gia y tế có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng nang thận bẩm sinh của bạn. Cần theo dõi diễn biến và lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ hiểu để rõ hơn về nang thận bẩm sinh có nguy hiểm không.
Áp lực máu cao có thể gây tổn thương thêm cho thận. Vì khi mắc bệnh nang thận sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu. Do đó cần tuân thủ đúng liều lượng để kiểm soát được áp lực dòng chảy lưu thông của máu.
Hạn chế mức thấp nhất liên quan đến các yếu tố dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng thông thường khác. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh có nguy cơ rất cao cắt bỏ u nang thận, đặt nối ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiểu tiện.
Người bệnh cũng nên tuân thủ chế độ ăn uống giàu chất xơ, hạn chế tiêu thụ natri và chất béo, uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân giúp cơ thể chống được bệnh tốt hơn. Đặc biệt cũng nên lựa chọn nhiều loại trái cây có màu sắc dùng trong các bữa ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Thông qua bài viết "Nang thận bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách chữa trị thế nào?" chắc hẳn nhiều độc giả cũng đã nắm được thông tin cần thiết. Bởi đây là căn bệnh bẩm sinh nên việc điều trị đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, chính vì thế người bệnh nên giữ cho mình tinh thần lạc quan để đối phó với căn bệnh này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.