Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ghép thận là phẫu thuật đặt một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng còn sống hoặc đã qua đời vào một người có thận không còn hoạt động bình thường. Thận là hai cơ quan hình hạt đậu nằm ở mỗi bên của cột sống ngay dưới khung xương sườn. Mỗi thận có kích thước bằng một nắm tay. Chức năng chính là lọc và loại bỏ chất thải, khoáng chất và chất lỏng ra khỏi máu bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi thận mất khả năng lọc, lượng chất lỏng và chất thải có hại sẽ tích tụ trong cơ thể, có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến suy thận (bệnh thận giai đoạn cuối). Bệnh thận giai đoạn cuối xảy ra khi thận đã mất khoảng 90% khả năng hoạt động bình thường.
Ghép thận là việc chuyển một quả thận khỏe mạnh từ một người vào cơ thể của một người có ít hoặc không có chức năng thận. Vai trò chính của thận là lọc các chất thải ra khỏi máu và chuyển hóa chúng thành chất cặn bã. Nếu thận mất khả năng này, các chất cặn bã có thể tích tụ, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tình trạng mất chức năng thận này, được gọi là bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối hoặc suy thận, là lý do phổ biến nhất để cần ghép thận.
Có thể tái tạo một phần các chức năng của thận bằng quy trình lọc máu được gọi là thẩm tách. Tuy nhiên, điều này có thể gây bất tiện và tốn thời gian, do đó, ghép thận là phương pháp điều trị suy thận được lựa chọn bất cứ khi nào có thể.
Ghép thận thường được lựa chọn để điều trị suy thận hơn việc chạy thận suốt đời. Ghép thận có thể điều trị bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối để giúp tăng chất lượng cuộc sống tốt hơn, giảm nguy cơ tử vong, ít hạn chế chế độ ăn uống hơn, chi phí điều trị thấp hơn.
Nhưng đối với một số người bị suy thận, ghép thận có thể gặp nhiều rủi ro hơn lọc máu. Các trường hợp không đủ điều kiện để ghép thận bao gồm:
Khi thận ít hoặc không có chức năng thận thì có thể cần phải ghép thận.
Dấu hiệu và triệu chứng để tiến hành ghép thận thường là các dấu hiệu của bệnh thận giai đoạn cuối.
Ghép thận bắt buộc phải dùng thuốc chống thải ghép, và như vậy, tác động bất lợi của ghép thận thường chủ yếu do thuốc chống thải ghép. Những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm:
Một số biến chứng có thể gặp khi ghép thận:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/kidney-transplant/about/pac-20384777
NHS: https://www.nhs.uk/conditions/kidney-transplant/
Ghép thận thường được chỉ định cho những người bị suy thận giai đoạn cuối và không còn khả năng lọc thải độc tố qua thận. Ghép thận cũng là lựa chọn khi chạy thận nhân tạo không hiệu quả hoặc người bệnh gặp biến chứng không thể điều trị bằng các phương pháp khác.
Để được ghép thận, người bệnh cần tìm được thận phù hợp, có sức khỏe tổng quát ổn định, không mắc bệnh nhiễm trùng nặng, có thể dùng thuốc chống thải ghép và tuân thủ điều trị lâu dài.
Ghép thận có thể gặp một số nguy cơ như nhiễm trùng, thải ghép thận, tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép hoặc vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, với sự chăm sóc và theo dõi chặt chẽ, nguy cơ này có thể được giảm thiểu.
Sau khi ghép thận, sức khỏe có thể cải thiện đáng kể, giúp người bệnh sống gần như bình thường nếu theo dõi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, chức năng thận có thể không hoàn toàn trở lại như thận khỏe mạnh ban đầu.
Sau ghép thận, người bệnh cần dùng thuốc chống thải ghép suốt đời để ngăn cơ thể đào thải thận mới. Việc điều trị bằng thuốc này giúp duy trì chức năng thận ghép, nhưng cũng đòi hỏi theo dõi cẩn thận để tránh tác dụng phụ và các biến chứng.
Hỏi đáp (0 bình luận)