Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bạn trẻ thường hay bảo rằng mình bị “não cá vàng”, cứ bước ra khỏi phòng thì lại mang quên nón, quên mang ví, quên mang điện thoại,… Tuy nhiên, trong độ tuổi này chính là giai đoạn sung mãn nhất của sức khỏe, đáng lý ra các thanh niên phải thật minh mẫn. Vậy nguyên nhân gì làm giảm trí nhớ và làm cách nào để giảm nguy cơ mất trí nhớ?
Bệnh suy giảm trí nhớ đang dần trẻ hóa. Nếu bảo nguyên nhân chính nào gây nên chứng não cá vàng, suy giảm trí nhớ, thì không thể nêu nguyên nhân chính xác. Bởi vì chứng suy giảm trí nhớ của các bạn trẻ hiện nay do nhiều yếu tố bên ngoài tác động nên, chẳng hạn như:
Thức khuya thường xuyên: Hoạt động về đêm đã quá bình thường với người trẻ, đặc biệt là sinh viên, người mới ra trường, đi làm. Có rất nhiều lý do để giải biện cho điều này rằng: thức khuya để học bài, để hoàn thành báo cáo, không ngủ sớm được,... Điều này đã trở thành thói quen ngủ muộn và dần dần tổn hại đến trí nhớ.
Tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người khác.
Nghiện công nghệ: Nghe như quá quen thuộc với giới trẻ, các bạn trẻ dành quá nhiều thời gian để lướt facebook, xem phim, chat với bạn,… lúc này chính là thời gian não ngừng hoạt động. Các chuyên gia cảnh bảo rằng lệ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ sẽ gây ảo giác và suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Stress trầm cảm: Căng thẳng làm gia tăng lượng hormone cortisol ở vùng hippocampus, ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Người bệnh luôn có cảm giác sợ hãi, lo lắng, chán nản, ngại giao tiếp,…
Lười vận động: Một nguyên nhân đã được chứng minh, người lười vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém. Thường xuyên vận động, tập thể dụng giúp tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ.
Trau dồi kiến thức, học hỏi thường xuyên
Tiếp thu những kiến thức đã học và tìm tòi, sáng tạo những cái mới thông qua đọc sách, học hỏi từ những người đi trước, trải nghiệm môi trường bên ngoài,… sẽ giúp não hoạt động thường xuyên, nhanh nhẹn và điều này giúp bạn sống vui, tự tin và thú vị hơn mỗi ngày. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức sẽ giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ hiệu quả.
Đọc báo, chơi game trí tuệ
Để giảm nguy cơ mất trí nhớ đòi hỏi não bộ luôn được vận động thường xuyên. Đọc báo chính là một thói quen tốt, bạn không chỉ cập nhập những thông tin mới đang diễn ra giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo cách riêng, từ đó giúp hình thành quan điểm cá nhân và kết nối những mấu chốt sự kiện trở nên logic.
Chơi game trí tuệ sẽ giúp bạn phải tập trung cao độ, có những suy nghĩ đúng đắn để chiến thắng game, hình thành thói quen này sẽ giúp bạn có được khả năng suy nghĩ và tập trung hơn trong lúc làm việc, học tập và giải quyết vấn đề.
Luyện tập thể dục, vận động thường xuyên
Vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ do khi vận động sẽ thúc đẩy sự phát triển của tế bào BDNF - một loại protein giúp tăng năng lực tinh thần, tăng sự tập trung và thoải mái.
Dùng trà hoặc cà phê mỗi buổi sáng
Một tách cà phê nhỏ vào buổi sáng lại có thể làm giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ. Cà phê chứa một chất gọi là eicosanoyl-5-hydroxytryptamide (EHT), được chứng minh là có tác dụng chống Alzheimer. Các nhà nghiên cứu của viện John Hopkins đã chỉ ra rằng, 200 miligrams caffeine trong một tách cà phê có thể giúp chúng ta củng cố trí nhớ và dễ dàng ghi nhớ thông tin mới. Hãy dùng một cốc nhỏ cà phê vào mỗi sáng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mất trí nhớ, cho ngày mới não trơn tru hơn.
Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ
Theo Hiệp hội Lão khoa Mỹ, ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 10 giờ một đêm có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và tử vong sớm. Khó ngủ là một trong 10 dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer mà bạn nên đề phòng. Đảm bảo ngủ đủ giấc để giảm nguy cơ mất trí nhớ nhé!
Tránh căng thẳng, trầm cảm
Trầm cảm có thể là một triệu chứng mất trí nhớ. Theo Hiệp hội Alzheimer, ngay cả khi trầm cảm chỉ xuất hiện sau khi một người có dấu hiệu sa sút trí tuệ thì các rối loạn tâm trí vẫn nên được điều trị, nó sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để giảm nguy cơ mất trí nhớ các bạn phải tránh bị căng thẳng, áp lực.
Giao tiếp bên ngoài, hoạt động xã hội
Một cơ hội để các bạn tăng khả năng kết bạn, mở rộng mối quan hệ,… Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi còn giúp tinh thần lạc quan, vui vẻ và tránh trầm cảm. Hoạt động ngoại giao, tham gia các hoạt động xã hội cũng giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Ở độ tuổi này, các bạn trẻ bị suy giảm trí nhớ chủ yếu là do sinh hoạt, môi trường bị tác động gây nhiều thói quen xấu khiến não bộ không còn vận động nhanh nhẹn. Để khắc phục chứng “não cá vàng” giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ, bạn hãy cải thiện lối sống được chia sẽ bên trên để trí nhớ minh mẫn nhé!
Chân Chân
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.