Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình tạo kháng thể nên phản ứng sau tiêm chủng là không thể tránh khỏi. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hiện nay có nhiều người lo lắng về phản ứng sau tiêm chủng vắc xin covid. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp một số phản ứng thường gặp và cách xử trí nhanh tại nhà bạn có thể tham khảo.
Chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc rằng việc tiêm vắc xin Covid có tác dụng phụ không? Điều này là CÓ, vì đây là phản ứng miễn dịch thông thường khi tiêm vắc xin.
Cơ thể hoạt động của vắc xin là sử dụng kháng nguyên virus covid (là những virus đã chết hoặc bị làm bất hoạt) sau đó đưa vào cơ thể. Lúc này hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng với vắc xin giống như cách mà virus thực sự gây ra, từ đó gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể. Nhưng các phản ứng này chỉ kéo dài trong 1 thời gian ngắn, và lúc đó cơ thể đã kháng thể với mầm bệnh trong vắc xin, dù sau này chúng ta có mắc hay không mắc covid thì nó cũng không gây ra những triệu chứng nặng cho cơ thể.
Xem thêm: Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid
Phản ứng nhẹ sau khi tiêm phòng vắc xin như đau hoặc đỏ, sưng nhẹ ở chỗ tiêm (triệu chứng này xảy ra 70% ở liêu 1 còn ở liều 2 là 75,2%. Lúc này dù đau nhưng bạn không nên chạm vào hoặc xoa, vì việc này có thể gây nhiễm trùng cho vết tiêm. Đây là tác dụng phụ bình thường và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Phản ứng sốt sau tiêm chủng có thể xảy ra sau khi bạn đã về nhà. Điều này cho thấy vắc-xin đã có tác dụng với, khi cơ thể đang tạo ra các kháng thể mới từ đó gây sốt nhẹ, đau, sưng. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi dưỡng sức, nếu cần có thể dùng thêm thuốc hạ sốt.
Một số phản ứng sau tiêm chủng thường gặp khác có thể kể đến như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Những dấu hiệu này đôi khi sẽ không xảy ra ngay sau khi tiêm chủng mà thường xuất hiện sau 24h.
Nếu bạn cảm thấy cơ thể trở nên kiệt sức, uể oải, hoa mắt, chóng mặt thì nên nghỉ ngơi trên giường, tránh hoạt động mạnh và sinh hoạt nhiều. Nếu cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng thì nên dùng những thức ăn thanh đạm, ăn nhiều rau xanh và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể luôn thấy băn khoăn, mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung vitamin C đúng cách giữa mùa dịch Corona
Các phản ứng dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban ngoài da.
Xuất hiện cảm giác ngứa cổ họng, khó chịu hô hấp nhẹ như sưng ở mặt hoặc cổ họng.
Ớn lạnh và sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 độ.
Đau cơ và đau khớp, việc này có thể khiến cơ thể rất khó chịu nên bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau nếu có chỉ định của cán bộ y tế.
Thông thường những phản ứng sau tiêm chủng sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi tiêm và kéo dài từ 0-7 ngày sẽ tự thuyên giảm.
Phản ứng phụ sốc phản vệ, biến chứng đông máu gây tử vong cho người dân hiện nay cũng được phát hiện sau khi tiêm vắc xin Covid-19 nhưng với tỷ lệ cực kỳ rất thấp. Những phản ứng này nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dân. Vì thế người dân nên tự theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng trong vòng 48h sau khi tiêm, nếu xuất hiện những phản ứng sau nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí phản ứng sau tiêm chủng kịp thời:
Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà những tác dụng phụ khi tiêm phòng covid 19 sẽ khác nhau, có người không xuất hiện nhưng có người gặp tác dụng phụ dai dẳng trong vòng nhiều ngày. Những thống kê cho thấy rằng phản ứng sau tiêm vắc xin ở những người trẻ khỏe mạnh sẽ mạnh hơn so với người già và trẻ em. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì điều này có thể chứng minh những phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn đang rất tốt.
Hiện nay để hạn chế nhanh nhất các triệu chứng sau tiêm vắc xin thì bộ y tế đã khuyến cáo người dân tiến hành những bước sau:
Trước khi tiêm phòng, người dân nên khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để làm rõ những điều cần lưu ý về sức khỏe của người, từ đó xác định thời gian tiêm, loại vắc xin Covid phù hợp nhất để dị ứng sau tiêm vắc xin.
Theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin thông qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để người dân có thể nhanh chóng tình trạng sức khỏe sau khi tiêm với cơ quan y tế, giúp các nhân viên có thể theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, và nếu có gì bất thường có thể được hỗ trợ kịp thời.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.