Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Biến chứng nhồi máu cơ tim là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Cùng tìm hiểu biện pháp ngăn chặn biến chứng của căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2021, có đến 10% các ca biến chứng nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử. Ngay cả khi đã cấp cứu thành công, các hệ lụy mà tình trạng này gây ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe về thể trạng và tâm lý của người bệnh. Để giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim, còn chần chừ gì mà không đọc ngay các biện pháp ngăn chặn đã được các bác sĩ khuyến nghị hàng đầu.
Tỷ lệ sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim chỉ khoảng 50%. Tuy nhiên, sau khi đối diện với bệnh nhồi máu cơ tim, người bệnh vẫn còn phải hứng chịu những di chứng nguy hiểm về sau:
Có đến 90% người bệnh mắc bệnh nhồi máu cơ tim khẳng định bản thân bị rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân là do sau 48 giờ phát bệnh, tim sẽ đập nhanh hơn, chức năng bơm máu cũng được thúc đẩy nhanh hơn bất thường gây rối loạn nhịp tim.
Hai tuần sau nhồi máu cơ tim, người bệnh rất dễ phải đối mặt với chứng suy tim cấp, đặc biệt là trong trường hợp nhồi máu cơ tim tái phát. Tình trạng này cũng bắt nguồn từ rối loạn chức năng tim, kéo theo rung thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ, block nhĩ thất,... khiến tim suy nhược.
Tai biến xảy ra khi các cục máu đông không tan biến sau khi bình phục mà di chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể. Lúc này, nó sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, làm gia tăng nguy cơ tắc phổi và đột quỵ.
Sau khi bị nhồi máu cơ tim, cơ quan này cần rất nhiều thời gian thì mới có thể bình phục trở lại. Bởi vậy, có đến 30% tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị nhồi máu thứ phát. Điều này lại càng phổ biến ở những người bị đái tháo đường lâu năm, với biểu hiện là đau thắt vùng ngực phải.
Trong số các bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này, 10% người bệnh vẫn có thể bị vỡ tim chỉ sau 2 tuần. Thất trái thường hay khiến máu tràn ra ngoài màng tim dẫn đến trụy tim và gây tử vong.
Thông thường, biến chứng này chỉ xảy ra ở những người gặp các vấn đề suy nhược về thần kinh, stress hoặc hay lo lắng. Họ thường xuyên cảm thấy các cơn đau ê ẩm hoặc đau nhói ở vùng ngực và xương ức. Cảm giác đau sẽ tăng lên khi vận động nặng hoặc khi ho.
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, di chứng này có thể xảy ra ngay sau khi phát bệnh. Nó xuất phát từ nguyên nhân nhịp thất tim nhanh, thất tim rung, trụy mạch cấp, mạch phổi nghẽn hoặc vỡ tim.
Biến chứng này thường xảy ra rất muộn, bắt đầu từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 10 sau nhồi máu do hiện tượng tự miễn. Dù hội chứng này có thể gây ra tình trạng đau nhói vùng tim, nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng nó không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đây là biến chứng có thể gặp từ 10 - 15% người bệnh. Phình mạch thất cũng là nơi phát sinh các rối loạn nhịp tim và hình thành nên huyết khối.
Hội chứng tay vai là cảm giác đau cứng vai, sưng đôi bàn tay,... sau 2 - 8 tuần. Điều này gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình bình phục.
Tìm hiểu về các biến chứng nhồi máu cơ tim giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gặp phải các di chứng này. Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bằng các biện pháp phòng ngừa sau:
Khi hệ miễn dịch đã trở nên yếu hơn, bạn nên cẩn trọng trong khi dung nạp các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ, các chất kích thích như: Rượu, bia, caffeine, thuốc lá,... Tốt nhất, bạn nên bổ sung đa dạng các loại rau, sữa ít béo, các loại đậu và thịt gia cầm. Các thực phẩm có chứa các thành phần hỗ trợ làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu như: Bồ hoàng, đỏ ngọn, hoàng bá, đan sâm, natto,... cũng nên được thêm vào thực đơn.
Lối sống ít vận động chính là nguyên nhân hàng đầu đẩy nhanh tốc độ xuất hiện các biến chứng của nhồi máu cơ tim. Người bệnh nên duy trì thói quen vận động thể chất nhẹ nhàng như: Đạp xe, đi bộ, bơi lội,... để duy trì cân nặng hợp lý. Đồng thời, giúp cơ thể điều hòa nhịp tim, tăng mức tiêu thụ oxy và ổn định huyết áp.
Chỉ khi người bệnh giữ được tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hạn chế lo lắng thì mới có thể rút ngắn thời gian bình phục được. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ với người thân, hoặc tìm đến các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.
Biến chứng nhồi máu cơ tim là vô cùng nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bằng các phương pháp phòng ngừa ngay từ sớm. Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín nhé!
Xem thêm: Cẩn trọng với nhồi máu cơ tim thất phải
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.