Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Ăn ngon khỏe

Nghệ mọc mầm có độc không? Có ăn được không?

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ

Nghệ là một loại gia vị phổ biến đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Ngoài việc sử dụng trong các món ăn, nghệ còn được biết đến như một loại “thần dược diệu kỳ” trong việc điều trị bệnh hay sử dụng trong làm đẹp. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, nên nghệ ngày càng được ưa chuộng hơn. Nếu không biết cách bảo quản, nghệ rất dễ lên mầm. Vậy ăn nghệ mọc mầm có độc không?

Nghệ được biết đến là một loại gia vị phổ biến, được sử dụng trong một số món ăn nhằm tăng hương vị cho món ngon thêm hấp dẫn. Bên cạnh đó, trong các bài thuốc Đông y nghệ được sử dụng đề kháng viêm kháng khuẩn cực kì hiệu quả và trong làm đẹp củ nghệ cũng rất được lòng chị em. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản thì nghệ rất dễ lên mầm và phát triển thành cây. Vậy ăn nghệ mọc mầm có độc không? Cùng Long Châu tìm hiểu bạn nhé!

Dinh dưỡng có trong củ nghệ

Dựa vào nghiên cứu của các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì trong mỗi muỗng canh bột nghệ sẽ bao gồm:

  • Calo: 29 calo;
  • Protein: 0,91 gam;
  • Chất béo: 0,31 gam;
  • Carbohydrate: 6,31 gam;
  • Chất xơ: 2,1 gam.

Ngoài ra, với khẩu phần là một muỗng canh bột nghệ sẽ cung cấp cho cơ thể:

  • 26% lượng mangan;
  • 16% lượng sắt;
  • 5% lượng kali hằng ngày;
  • 3% vitamin C.

Hơn nữa, trong thành phần của củ nghệ sẽ chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa cực kì tốt. Theo các nghiên cứu cho rằng, củ nghệ có thể chống lại nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh hạn chế khả năng cơ thể bị nhiễm trùng. Để đảm bảo đúng lượng dinh dưỡng từ củ nghệ cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày và kết hợp cùng một số loại thực phẩm khác.

Ăn nghệ mọc mầm có độc không? 1
Dinh dưỡng có trong củ nghệ rất đa dạng

Ăn nghệ mọc mầm có độc không?

Nếu không biết cách bảo quản thì củ nghệ rất dễ lên mầm. Nhiều người thường lo lắng rằng không biết dùng củ nghệ mọc mầm thì có ảnh hưởng gì không? Có gây nên loại độc tố nào không?

Khác với loại củ khác thì nghệ mọc mầm thì không chứa chất độc nào và hoàn toàn có thể ăn được. Nhưng do việc củ nghệ lên mầm thì hầu hết các chất dinh dưỡng thường sẽ tập trung để nuôi mầm mới nên củ nghệ sẽ thường bị xốp và héo. Nếu đem chế biến hay nấu ăn thì thường sẽ không mang lại hương vị chuẩn như nghệ tươi.

Để hạn chế tình trạng mọc mầm ở củ nghệ bạn chỉ nên lựa chọn những củ tròn, cầm chắc tay. Sau khi mua về bạn nên để ở khô ráo và bảo quản trong tủ lạnh. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của nghệ để đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng tốt nhất khi sử dụng.

Ăn nghệ mọc mầm có độc không? 2
Ăn nghệ mọc mầm có độc không? Nghệ mọc mầm thì không chứa chất độc nào và có thể ăn được

Lợi ích đặc biệt từ củ nghệ

Chống viêm hiệu quả

Tình trạng viêm là tình trạng vô cùng nguy hiểm, vì nó có thế khiến các tác nhân xấu bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng hoặc thậm chí là hoại tử. Và curumin là một hợp chất đươc tìm thấy trong thành phần củ nghệ, với công dụng chống viêm hiệu quả và chống oxy hóa tối ưu cho làn da. Tuy nhiên, với 1 - 6% trọng lượng của củ nghệ chứa curumin, do vậy nhiều người lựa chọn việc sử dụng các sản phẩm có chiết xuất nghệ để bổ sung curumin. Để tối ưu hóa khả năng hấp thụ thì việc kết hợp với piperine từ tiêu đen sẽ đem lại hiệu quả cực kì tốt. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh tràm hay các bệnh lý gây viêm da cũng sẽ được cải thiện nếu bạn sử dụng nghệ.

Cải thiện các chức năng não bộ

Khi kết hợp sử dụng nghệ và mật ong có thể giúp ngăn chặn các tế bào bị tổn thương ở não bộ. Giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ, hơn nữa các dưỡng chất có trong mật ong sẽ giúp sản sinh ra các tế bào mới có lợi cho não.

Một số nghiên cứu cho thấy, hơn 1000 bệnh nhân cao tuổi khi có dấu hiệu sa sút trí tuệ hay suy giảm trí nhớ thì việc ăn nghệ sẽ gia tăng khả năng nhận thức hơn những người không bổ sung nghệ.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Các hoạt chất có trong nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Với đặc tính chống viêm hiệu quả nên nghệ thường được dùng để chữa các bệnh lý liên quan đến viêm dạ dày hay viêm đường ruột, loét tá tràng... Lúc này, nghệ sẽ hoạt động dưới cơ chế là một hàng rào chắn, giúp ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm, kích thích chức năng tiêu hóa như bài tiết mật, hỗ trợ đường ruột hiệu quả.

Ăn nghệ mọc mầm có độc không? 3
Ăn nghệ giúp của thiện các vấn đề về tiêu hóa

Ngăn ngừa tiểu đường

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng nghệ thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Việc tiêu thụ lượng nghệ vừa đủ có thể giúp hạn chế các nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2. Hơn nữa, đối với người được chẩn đoán đang mắc tiểu đường, thì việc sử dụng nghệ còn giúp bài tiết tốt protein và kiểm soát tốt lượng đường trong máu tốt.

Giảm đau xương khớp

Với đặc tính chống viêm, nghệ được biết đến như một thần dược giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp. Đặc biệt phần rễ cây nghê cũng giúp cho bạn cải thiện được tình trạng viêm khớp. Ngoài ra, đối với người lớn tuổi có khả năng mắc thoái hóa khớp sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ các hoạt chất có trong nghệ. Hỗ trợ chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tái tạo các mô liên kết hiệu quả.

Có thể thấy việc sử dụng nghệ mọc mầm là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên chất lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng khi nghệ mọc mầm sẽ không được đảm bảo. Vì thế bạn nên chú trọng hơn trong việc bảo quản nghệ, tránh tình trạng nghệ mọc mầm.

Xem thêm: Hạt dẻ mọc mầm có ăn được không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin