Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạt dẻ là một loại hạt có vị thơm đặc trưng được nhiều người ưa chuộng sử dụng và được các chuyên gia đánh giá là loại hạt mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe người dùng. Một số thành phần trong loại hạt này có thể giúp chúng ta cải thiện được tình trạng các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch và tim. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản hạt dẻ sẽ rất dễ mọc mầm. Vậy hạt dẻ mọc mầm có ăn được không?
Hạt dẻ từ lâu đã trở thành một loại hạt quen thuộc trong chế độ ăn uống của nhiều người. Tuy chỉ là một loại hạt nhỏ nhưng lại chứa đựng một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Không những thể bên trong thành phần của hạt dẻ còn giúp chúng ta cải thiện được các tình trạng bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch và tim mạch. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản hạt dẻ sẽ rất dễ mọc mầm. Vậy hạt dẻ mọc mầm có ăn được không?
Hạt dẻ hay còn được biết đến với cái tên sơn hạch đào. Hạt dẻ sẽ được bao bọc bên ngoài bởi lớp vỏ dày và nhiều gai. Thời gian mà hạt dẻ chín rộ nhất thường rơi vào tháng 8 đến tháng 10 mỗi năm. Khi chín hạt sẽ tự rụng xuống đất.
Cây hạt dẻ có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt cho nên thân cây thường chắc cứng và bền bỉ hơn. Không những có giá trị dinh dưỡng từ hạt mà thân cây còn có thể tận dụng để lấy gỗ. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hạt dẻ khác nhau với từng khu vực như: Hạt dẻ Thái Lan, hạt dẻ Sapa, hạt dẻ Trung Quốc, hạt dẻ Nhật Bản…
Thành phần dinh dưỡng trong hạt dẻ bao gồm (dinh dưỡng đối với 10g hạt dẻ):
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, không nên ăn hạt dẻ mọc mầm vì rất có thể sẽ gây nhiễm độc. Do việc quá trình phát triển mầm ở hạt dẻ, các độc tố bên trong sẽ bắt đầu phát triển theo. Đây là loại độc tố được đánh giá là loại độc nguy hiểm có thể gây nên ung thư gan.
Quan sát bằng mắt thường, bạn có thể thấy mầm của hạt dẻ sẽ thường có màu vàng, sau một thời gian phát triển nó sẽ chuyển sang màu xanh lục, dần dần sẽ phát triển thành cây. Cách nhận biết nhanh nhất hạt dẻ mọc mầm chính là màu sắc bên trong hạt dẻ sau khi bóc ra. Nếu nhận thấy những thay đổi bất thường bạn nên bỏ ngay.
Để đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng bạn cần rửa sạch hạt dẻ và bóc vỏ. Nếu sau khi thu hoạch mà bạn không sử dụng ngay, thì bạn có thể bảo quản hạt dẻ bằng cách phơi hạt cho thật khô và cất giữ ở nơi khô ráo thoáng mát.
Một số lợi ích của hạt dẻ có thể kể đến như:
Hạt dẻ không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý báu mà còn hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất oxy hóa có trong hạt dẻ như axit gallic và ellagic được nghiên cứu là giúp chống lại các tác nhân gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ. Hơn nữa, lượng kali dồi dào có trong hạt dẻ sẽ giúp bạn cung cấp khoảng 11% nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Kali là một loại chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch của bạn. Có thể thấy, thêm hạt dẻ vào thực đơn ăn uống không chỉ giúp bạn thưởng thức một loại quả ngon miệng mà còn giúp cơ thể bạn được bảo vệ và cải thiện được sức khỏe tim mạch.
Một lợi ích khác của hạt dẻ chính là cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Đầu tiên, chất xơ giúp cải thiện được chất lượng phân của bạn, cực kì tốt với người bị táo bón, giúp bạn duy trì khả năng tiêu hóa tốt nhất có thể. Hơn nữa, khi cơ thể được đảm bảo một lượng chất xơ phù hợp thì lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng sẽ được kích thích phát triển sản xuất các hợp chất tốt hơn, bao gồm axit béo giúp giảm viêm và kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn hạt dẻ cũng sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu và kiểm soát tốt lượng calo đưa vào cơ thể, giúp cho hạt dẻ trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cân đối và lạnh mạnh.
Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp bạn đảm bảo tốt nhất tình trạng của sức khỏe đặc biệt là đối với người có tiền sử bị tiểu đường. Với đặc tính vốn có của của mình, hàm lượng carbohydrate ở hạt dẻ sẽ có phần nhỉnh hơn so với các loại hạt khác. Điều này giúp lượng đường trong máu được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn quá lạm dụng loại hạt này, chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ và kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.
Hạt dẻ có khả năng giảm viêm hiệu quả nhờ các thành phần như vitamin C, axit galic và polyphenol. Các chất này sẽ giúp ngăn các gốc tự do, giảm nguy cơ gây nên tình trạng viêm mãn tính. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì chất oxy hóa có trong hạt dẻ như tannin và flavonoid có thể ngăn chặn tình trạng viêm và nguy cơ phát triển của vết thương tốt.
Có thể thấy việc bổ sung hạt dẻ vào thực đơn ăn uống hằng ngày giúp đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên nếu nhận thấy những dấu hiệu hạt dẻ mọc mầm thì bạn nên bỏ ngay. Vì nếu sử dụng hạt dẻ đang mọc mầm bạn sẽ có khả năng cao mắc phải các độc tố đang sản sinh bên trong và dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như ung thư gan…
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.