Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nghiệm pháp gắng sức là gì? Một số thông tin về nghiệm pháp gắng sức bạn cần biết

Ngày 19/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nghiệm pháp gắng sức là phương pháp giúp bác sĩ xác định mức độ khỏe của trái tim bạn khi cơ thể gắng sức. Bởi nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi cơ thể bạn phải hoạt động nhiều hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về nghiệm pháp gắng sức thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nghiệm pháp gắng sức cho biết mức độ cung cấp máu của các động mạch nuôi tim có đủ hay không khi cơ thể gắng sức, qua đó bác sĩ sẽ biết được loại hình hoạt động thể lực phù hợp với cơ thể bạn. Vậy nghiệm pháp gắng sức là gì?

Nghiệm pháp gắng sức là gì?

Nghiệm pháp gắng sức hay còn được gọi là nghiệm pháp đi bộ trên thảm chạy hoặc điện tâm đồ gắng sức. Đây là nghiệm pháp thăm dò không chảy máu thường được sử dụng nhằm phát hiện các trường hợp thiếu hụt cung cấp máu cho cơ tim, xác định các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc hồi hộp có phải nguyên nhân do tim mạch mà không biểu hiện vào lúc nghỉ, đồng thời xác định được mức độ khỏe mạnh của trái tim khi cơ thể gắng sức.

Bên cạnh điện tâm đồ gắng sức còn có một số loại hình nghiệm pháp gắng sức như siêu âm tim gắng sức, xạ hình tim gắng sức, cộng hưởng từ gắng sức.

nghiem-phap-gang-suc-la-gi-mot-so-thong-tin-ve-nghiem-phap-gang-suc-ban-can-biet 1.jpg
Nghiệm pháp gắng sức còn được gọi là nghiệm pháp đi bộ trên thảm chạy hoặc điện tâm đồ gắng sức

Khi nào cần thực hiện nghiệm pháp gắng sức?

Nghiệm pháp gắng sức được chỉ định thực hiện nhằm:

Chẩn đoán bệnh mạch vành

Mạch vành là mạch máu chính cung cấp máu giàu oxy và chất dinh dưỡng cho tim. Bệnh mạch vành xuất hiện khi mạch máu này bị phá hủy hoặc hình thành mảng xơ vữa chứa cholesterol khiến tắc nghẽn mạch máu. Bệnh mạch vành là bệnh lý gây tử vong cao, chẩn đoán bệnh trước khi xảy ra biến chứng nhồi máu cơ tim là vô cùng quan trọng.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi xung điện điều hòa nhịp tim hoạt động không ổn định, gây ra tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.

Định hướng để điều trị bệnh tim

Khi đã có chẩn đoán bạn mắc bệnh rối loạn nhịp tim thì nghiệm pháp gắng sức còn giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Từ đó có kế hoạch điều trị cụ thể cho bệnh nhân bằng cách cho biết mức độ hoạt động gắng sức của tim có thể chịu đựng được.

Bên cạnh đó, nghiệm pháp gắng sức còn được áp dụng khi bác sĩ cần chẩn đoán nguyên nhân của các triệu chứng liên quan đến bệnh tim như đau ngực, hồi hộp, khó thở. Ngoài ra, nghiệm pháp gắng sức còn được áp dụng để xác định mức độ một số bệnh van tim.

nghiem-phap-gang-suc-la-gi-mot-so-thong-tin-ve-nghiem-phap-gang-suc-ban-can-biet 2.jpg
Nghiệm pháp gắng sức giúp đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Những diễn biến trong quá trình thực hiện nghiệm pháp gắng sức

Trong quá trình thực hiện nghiệm pháp gắng sức, các hoạt động sẽ diễn ra bao gồm:

  • Mắc điện cực theo sơ đồ, cố định điện cực và kết nối với các thiết bị gồm máy điện tim, máy đo huyết áp, thảm chạy hoặc xe đạp.
  • Thực hiện đi bộ trên thảm chạy.
  • Máy chạy sẽ được điều khiển độ dốc và tốc độ nhanh dần theo từng giai đoạn đã được cài đặt sẵn. Thông thường sẽ có 7 giai đoạn gắng sức và phục hồi (mỗi giai đoạn 3 phút).
  • Bệnh nhân sẽ được theo dõi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và các dấu hiệu lâm sàng trong suốt quá trình làm nghiệm pháp.
  • Bệnh nhân có thể dừng nghiệm pháp bất cứ lúc nào hoặc có sự chỉ định của bác sĩ nếu có một số thay đổi bất thường về huyết áp hoặc điện tim của người bệnh.
  • Trước khi dừng nghiệm pháp gắng sức, máy chạy sẽ chạy chậm dần rồi dừng hẳn. Người bệnh sẽ ngồi hoặc nằm để tiếp tục theo dõi các chỉ số huyết áp, nhịp tim 3 phút/lần cho đến 12 phút sau.

Phương thức của nghiệm pháp gắng sức

Nhu cầu oxy cơ tim có thể tăng lên trong trường hợp tập thể dục hoặc sử dụng thuốc (gắng sức bằng thuốc). Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 4 - 6 giờ trước khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức. Đối với nghiệm pháp gắng sức bằng thuốc, khi sử dụng dipyridamole, adenosine, regadenoson, các hợp chất xanthine như aminophylline, caffeine, theophylline có thể tạo ra trường hợp âm tính giả. Vì vậy, người bệnh nên tránh sử dụng một số chất bao gồm trà, cà phê, ca cao, socola, đồ uống bổ sung và soda có chứa caffeine trong vòng 24 giờ trước khi thử nghiệm.

Đối với phương pháp nghiệm pháp gắng sức thể lực

Đây là phương thức nghiệm gắng sức thường được chỉ định áp dụng hơn so với nghiệm pháp gắng sức bằng thuốc, bởi nghiệm pháp này có thể mô phỏng tương đối chính xác tình huống thiếu máu cơ tim do hoạt động thể lực gây ra.

Theo quy trình, bệnh nhân sẽ thực hiện chạy bộ trên thảm chạy theo phác đồ Bruce hoặc phác đồ khác tương đương cho đến khi đạt được tần số tim mục tiêu hoặc xuất hiện các triệu chứng. Phác đồ này gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn dài 3 phút, thảm chạy sẽ tăng độ dốc cũng như tốc độ ở mỗi giai đoạn.

nghiem-phap-gang-suc-la-gi-mot-so-thong-tin-ve-nghiem-phap-gang-suc-ban-can-biet 3.jpg
Phương pháp nghiệm pháp gắng sức thể lực

Đối với phương pháp nghiệm pháp gắng sức bằng thuốc

Được áp dụng khi bệnh nhân không thể thực hiện chạy trên thảm chạy đủ thời gian để đạt được tần số tim gắng sức do mắc một số bệnh lý như: Béo phì, bệnh động mạch chi dưới, bệnh cơ xương khớp hoặc bệnh lý khác. Thuốc tiêm đường tĩnh mạch được sử dụng gồm dipyridamole, adenosine, dobutamine và regadenoson.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nghiệm pháp gắng sức mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nghiệm pháp gắng sức giúp bác sĩ xác định sức khỏe của trái tim bạn khi cơ thể gắng sức, từ đó chẩn đoán được một số bệnh lý liên quan đến tim mạch. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh tim mạch, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm