Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người cho rằng dùng bịt mắt khi ngủ sẽ giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Vậy thực tế, có nên đeo bịt mắt khi ngủ hay không? Trong bài viết này Long Châu sẽ cùng bạn làm rõ nhé!
Đeo dụng cụ bịt bắt là một trong những mẹo để giúp ngủ ngon hơn được nhiều người áp dụng. Liệu cách này có thực sự hiệu quả? Có nên đeo bịt mắt khi ngủ hay không? Cần lưu ý gì khi sử dụng bịt mắt? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây. Mời bạn cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Bịt mắt là một dụng cụ thường làm bằng vải tối màu có tác dụng chặn ánh sáng có thể chiếu vào mắt và tạo ra bóng tối hoàn toàn. Với câu hỏi có nên đeo bịt mắt khi ngủ hay không, các chuyên gia cho rằng trong môi trường quá sáng, việc này thực sự cần thiết.
Bạn biết đấy, ánh sáng là dấu hiệu “đánh thức” cơ thể. Còn cơ thể phản ứng với bóng tối bằng cách tạo cảm giác buồn ngủ. Khi môi trường xung quanh quá nhiều ánh sáng, bạn sẽ cảm thấy khó ngủ. Đeo bịt mắt giúp ngăn chặn ánh sáng chiếu vào mắt, giúp chúng ta dễ ngủ, ngủ nhanh hơn và phòng tránh mất ngủ.
Không những vậy, bịt mắt còn có tác dụng nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nhờ đó cũng giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Bịt mắt khi ngủ trong điều kiện môi trường xung quanh thừa sáng có tác dụng cải thiện giấc ngủ REM - đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong mỗi chu kỳ ngủ. Đây là lúc củng cố trí nhớ, phát triển khả năng cảm xúc và sáng tạo. Giấc ngủ REM bị ảnh hưởng sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển trí lực của mỗi người.
Ngoài ra, dùng bịt bắt giúp ngủ ngon hơn và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như:
Vậy có nên đeo bịt mắt khi ngủ không? Miếng bịt mắt giúp bạn ngủ ngon ngay cả khi điều kiện ánh sáng không thuận lợi cho việc ngủ. Xung quanh chúng ta có thể có nhiều loại ánh sáng từ ánh sáng mặt trời tự nhiên, ánh sáng đèn đường, ánh sáng từ các thiết bị điện trong nhà... Tất cả đều có thể “đánh thức” bộ não, khiến chúng ta khó ngủ thậm chí mất ngủ. Miếng bịt mắt được thiết kế để ngăn cản ánh sáng, giúp đôi mắt được thư giãn hoàn toàn mà không bị làm phiền bởi các nguồn sáng.
Bạn biết không, ánh sáng có thể làm ảnh hưởng đến chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể chúng ta. Một phòng ngủ nhiều sáng khiến não bộ nhầm lẫn đó là ban ngày và ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin - một loại hormone giúp bạn ngủ sâu giấc. Có miếng bịt mắt, mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Dẫu biết rằng bạn nên đeo bịt mắt khi ngủ, tuy nhiên đối với một số trường hợp thì việc này là không cần thiết. Vậy những ai nên dùng miếng bịt mắt để có giấc ngủ ngon hơn? Theo các bác sĩ, đó thường là những đối tượng:
Cần nói thêm về tình trạng ô nhiễm ánh sáng ban đêm rất thường gặp ở các khu vực thành thị. Đây thực sự là một môi trường sống bận rộn, thậm chí những thành phố lớn còn được ví von là thành phố "không ngủ". Ở đây, ánh sáng đèn đường, ánh sáng từ xe cộ, ánh sáng từ công xưởng, nhà máy, ánh sáng từ hành lang chung cư... Tất cả sẽ khiến con người khó ngủ và có xu hướng ngủ ít hơn. Đây là lý do những cư dân thành thị thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến giấc ngủ.
Việc bịt mắt khi ngủ dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như:
Hy vọng đến đây, bạn đã biết có nên đeo bịt mắt khi ngủ hay không rồi chứ? Nếu môi trường ngủ đủ độ tối lý tưởng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ có thể bạn không cần áp dụng cách này. Nhưng nếu điều kiện ánh sáng không lý tưởng, bạn nên dùng miếng bịt mắt để có giấc ngủ ngon. Trong trường hợp chứng khó ngủ kéo dài ngay cả khi đã dùng bịt mắt, bạn nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Có thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ phù hợp. Chúc bạn sớm cải thiện tình trạng mất ngủ và có một sức khỏe thật tốt nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.