Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rượu đinh lăng khá an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp ngộ độc rượu đinh lăng một cách đáng tiếc. Vậy cần làm gì khi ngộ độc rượu đinh lăng?
Đinh lăng là loại cây quen thuộc, được trồng phổ biến để làm rau gia vị, làm thuốc hay ngâm rượu. Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu không biết sử dụng hợp lý, rượu đinh lăng vẫn có tác dụng phụ. Đặc biệt, đã có nhiều vụ ngộ độc rượu đinh lăng xảy ra một cách đáng tiếc. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí ngộ độc rượu là gì?
Cây đinh lăng còn được biết đến với tên gọi cây gỏi cá (lá cây dùng để ăn gỏi cá) hay cây nam dương sâm. Trong các gia đình Việt, cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, làm rau gia vị hay làm vị thuốc. Đinh lăng góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông y quý. Thậm chí loài cây thảo dược này còn được ví như “nhân sâm của người nghèo”.
Rượu đinh lăng được dùng phổ biến vì nguyên liệu dễ kiếm, giá thành hợp lý và nhiều công dụng như:
Ngoài công dụng mang đến cho sức khỏe, rượu đinh lăng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như:
Về cơ bản, đinh lăng là thảo dược không nhiều độc tính. Rượu đinh lăng cũng là loại rượu thuốc có độ an toàn cao. Nhưng thực tế vẫn có nhiều trường hợp ngộ độc rượu xảy ra đầy đáng tiếc. Nguyên nhân có thể là:
Nguyên nhân do rượu: Khi ngâm rượu, người ngâm đã vô tình mua phải loại rượu kém chất lượng, rượu pha chế bằng cồn công nghiệp methanol. Ngộ độc rượu methanol cực nguy hiểm và có thể gây tử vong. Các loại rượu đinh lăng ngâm bằng rượu methanol tuyệt đối không nên sử dụng.
Do uống quá liều: Uống rượu đinh lăng đúng liều lượng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liều lượng hợp lý chỉ khoảng 3 - 4 ly mỗi lần dùng. Nếu uống quá nhiều, loại rượu thuốc tưởng không độc này lại thành độc không tưởng. Các hoạt chất ancaloit, saponin khi được nạp vào cơ thể gây ngộ độc và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Mua phải củ đinh lăng giả: Vì lợi nhuận, không ít người bán hàng dùng củ đinh lăng giả để bán cho người mua. Những loại củ không rõ tên gọi, không rõ nguồn gốc này có thể phát sinh độc tính. Uống phải loại rượu ngâm từ củ đinh lăng giả cũng có thể là nguyên nhân gây ngộ độc.
Ngộ độc rượu có nhiều triệu chứng. Tùy từng cơ địa và lượng rượu tiêu thụ, có thể chỉ xuất hiện một triệu chứng hoặc nhiều triệu chứng cùng lúc.
Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, người nhà có thể giúp họ nôn rượu ra khỏi dạ dày bằng cách:
Để nạn nhân ngồi thẳng và cho họ uống nhiều nước. Sau đó cần dùng tay móc họng để kích thích nôn. Tuyệt đối không kích thích nôn khi nạn nhân bất tỉnh, không dùng thuốc gây nôn vì tăng nguy cơ sặc phổi.
Có thể cho người bị ngộ độc uống các loại nước giải rượu, nước chanh, nước bột sắn, nước dừa… để giảm triệu chứng khó chịu và hỗ trợ gan thải độc.
Người nhà nên nới lỏng cúc áo, thắt lưng và đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát nhưng tránh gió lạnh. Nếu thấy họ đã ngủ vài tiếng, nên đánh thức dậy không cho ngủ li bì để tránh bị hôn mê bất tỉnh.
Cần theo dõi sát các biểu hiện của người bị ngộ độc rượu đinh lăng. Khi thấy những dấu hiệu sau, cần đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay lập tức:
Để phòng tránh ngộ độc, khi dùng rượu đinh lăng cần lưu ý những điều sau:
Ngộ độc rượu đinh lăng cũng giống như ngộ độc các loại rượu khác. Ngoài những ảnh hưởng trước mắt còn có thể để lại di chứng lâu dài cho sức khỏe. Nhiều trường hợp ngộ độc nặng, không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Rượu đinh lăng vốn có nhiều lợi ích với sức khỏe. Hãy sử dụng đúng cách để đinh lắng phát huy tác dụng nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.