Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trà sữa là thức uống được nhiều người yêu thích đặc biệt là giới trẻ. Với đa dạng mọi hương vị nhiều người chọn trà sữa là thức uống hằng ngày, tuy nhiên điều không ngờ đến được là các bạn có thể bị ngộ độc trà sữa. Sau khi uống trà sữa mà có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, ói thì khả năng cao bạn đã bị ngộ độc.
Đã có rất nhiều vụ ngộ độc trà sữa đã được đưa tin và nhiều trường hợp đã phải đi cấp cứu. Ngoài việc chọn những nơi bán uy tín để tránh bị ngộ độc trà sữa thì cần biết thêm những dấu hiệu điển hình khi bị ngộ độc cũng như cách xử lý tình huống này.
Trà sữa là thức uống được trộn nhiều nguyên liệu khác vào nhau cũng như có nhiều hương vị khác nhau hợp sở thích ăn uống của từng người. Có hàng trăm, hàng nghìn cách chế biến và ta cũng có thể tự chế biến ở nhà. Trà sữa nhìn chung có 3 loại nguyên liệu chính sau:
Đây là nguyên liệu quan trọng nhất, tạo nên hương vị đặc trưng của trà sữa. Thường được chế biến từ trà xanh, trà đen, trà ô long và nhiều loại trà vị hoa quả khác như đào, vải... Trà cũng rất nhiều chất chống oxy hóa gây tốt cho cơ thể nhưng đó là chỉ khi trà được sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.
Vẫn có những nơi bất chấp lợi nhuận mà sản xuất, phân phối cũng như mua những loại trà kém chất lượng, quá trình sản xuất bẩn. Nhất là để tạo hương vị tăng sự hấp dẫn cho trà, đã sử dụng những hương liệu tạo được mùi hương nồng những gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài.
Đây cũng là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu. Để cắt giảm chi phí bỏ ra mà nhiều của hàng lớn nhỏ bán trà sữa không chọn sữa tươi để pha chế mà chọn kem béo. Kem béo kích thích vị giác cũng như gia tăng lợi nhuận tuy nhiên trong kem béo có chứa những thành phần dầu thực vật hoặc hydro hóa, uống nhiều có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Thêm nữa là thức uống này chứa rất ít vitamin cũng như protein hơn so với sữa tươi.
Có rất nhiều nguyên liệu làm món đi kèm cho trà sữa như thạch, ice cream, pudding, nhưng phổ biến nhất là trân châu.
Hạt trân châu thường được làm từ tinh bột nhất là tinh bột sắn hoặc tinh bột lọc. Thêm các thành phần như hương liệu, đường... chính vì vậy mà trân châu chứa nhiều năng lượng ngược lại rất ít protein và chất xơ.
Chưa kể đến những nơi để làm ra những viên trân châu dai, đẹp mắt, họ sẵn sàng dùng những nguyên liệu không đảm bảo an toàn.
Ngộ độc trà sữa được xếp chung vào ngộ độc thực phẩm nên nhìn chung thường có những dấu hiệu điển hình như đau bụng và tiêu chảy là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Có thêm những dấu hiệu điển hình khác như là thấy tức bụng, đầy hơi. Đối với trẻ con những triệu chứng này có thể biểu hiện dữ dội hơn vì có sức đề kháng yếu.
Sau một vài tiếng người bệnh cảm thấy buồn nôn, kể cả sau khi đã nôn ra hết thực phẩm trong bụng những người bệnh vẫn tiếp tục nôn khan dù không ăn gì cả.
Bên cạnh những triệu chứng điển hình kể trên, một triệu chứng phổ biến khác khi bị ngộ độc trà sữa là đau đầu hoặc đầu óc quay cuồng. Sau vài giờ cơ thể người bệnh có thể nóng lên, sốt và có những biểu hiện y như bị cúm. Khi những triệu chứng này xuất hiện rất dễ là người bệnh bị mất nước và chất điện giải. Nhiều trường hợp ảnh hưởng tới tính mạng và phải đi cấp cứu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc trà sữa, phải kể đến như:
Nếu bạn có những dấu hiệu cho thấy mình bị ngộ độc thực phẩm hay người thân mình có những dấu hiệu mắc phải. Bạn nên tham khảo và làm theo những việc sau để ngăn triệu chứng ngộ độc trở nặng:
Tình trạng ngộ độc trà sữa ngày càng gia tăng chủ yếu gặp ở những người trẻ tuổi. Uống trà sữa nhiều không tốt mà hiện nay nhiều cửa hàng chấp nhận nhập nguyên liệu kém chất lượng với nguồn hàng không uy tín. Việc người tiêu dùng sử dụng sẽ có hại cho cơ thể, vì vậy bạn nên tìm mua ở quán uy tín đã được kiểm chứng hoặc thay vì uống trà sữa bạn tham khảo các loại nước ép, sinh tố từ trái cây tự nhiên.
Xem thêm: Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.