Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ngực (vú): Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Ngày 31/07/2024
Kích thước chữ

Ngực (vú) là bộ phận quan trọng đặc biệt là đối với người phụ nữ. Sức khỏe ngực (vú) là một chủ đề được nhiều người quan tâm bởi nó có thể phản ánh nhiều điều về tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

Vú là một trong những bộ phận của cơ thể, cấu trúc giải phẫu của bộ phận này ở nam và nữ hơi khác nhau. Ở nữ giới đây là một bộ phận quan trọng có vai trò hình thành và tiết sữa cho con bú, vậy cấu tạo giải phẫu vú như thế nào?

Cấu tạo giải phẫu của vú (ngực)

Ngực (vú) là một phần của trong giải phẫu sinh dục của cơ thể nam và nữ, trong đó đặc biệt quan trọng hơn đối với nữ giới. Ngực (vú) ở nữ giới vừa có chức năng sinh lý (sản xuất và bài tiết sữa) vừa có chức năng tình dục (mang lại khoái cảm). Đối với nam giới ngực không có chức năng sinh lý, tuy nhiên nó vẫn có thể mang lại khoái cảm tình dục.

Vú của phụ nữ có cấu trúc phức tạp gồm nhiều thành phần như mô mỡ, các tuyến, các mô liên kết, thùy vú, tiểu thùy, các ống tuyến, hệ thống mạch máu và hệ thống bạch huyết.

Mô mỡ

Vú của phụ nữ chủ yếu được tạo thành từ một tập hợp các tế bào mỡ gọi là mô mỡ. Mô này kéo dài từ xương đòn xuống nách và ngang qua giữa lồng ngực. Hệ thống ống tuyến thường giữ nguyên cấu trúc như nhau ở mọi phụ nữ do đó kích thước của vú chủ yếu phụ thuộc vào lượng mỡ có trong vú. Khi phụ nữ già đi, đặc biệt là khi họ đến tuổi mãn kinh, vú sẽ có chứa nhiều mô mỡ hơn.

Thùy

Vú (ngực) của phụ nữ khỏe mạnh được tạo thành từ 12 – 20 phần gọi là thùy. Mỗi thùy này được tạo thành từ nhiều tiểu thùy nhỏ hơn - là tuyến sản xuất sữa ở phụ nữ đang cho con bú.

Cả thùy và tiểu thùy đều được kết nối với nhau thông qua hệ thống ống dẫn sữa. Các ống dẫn sữa kết hợp tạo thành các ống dẫn sữa lớn cuối cùng tụ lại và thoát ra khỏi da ở núm vú. Khi phụ nữ cho con bú, các ống dẫn sữa sẽ chuyển sữa từ nang vú đến các khoang chứa sữa ở quầng vú. Sữa lúc này sẽ chảy qua các ống dẫn sữa lớn hơn và cuối cùng đổ ra núm vú.

Núm vú

Núm vú nằm ở giữa quầng vú, mỗi núm vú có khoảng chín ống dẫn sữa, cũng như hàng trăm dây thần kinh.

Quầng vú

Quầng vú là vùng da tròn sẫm màu bao quanh núm vú, kích thước của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo của mỗi người. Quầng vú có chứa các tuyến mồ hôi biến đổi được gọi là tuyến Montgomery.

Các tuyến này có vai trò tiết ra dầu bôi trơn giúp bảo vệ núm vú và da khỏi bị trầy xước khi cho con bú. Bên cạnh đó, các chất tiết còn chứa các hợp chất đóng vai trò kích thích sự thèm ăn của trẻ sơ sinh.

Mạch máu

Mạch máu cung cấp dưỡng chất cho mô vú là các nhánh được tách ra từ động mạch vú trong và động mạch ngực bên. Trong đó, các nhánh xiên của động mạch vú cung cấp máu cho khoảng 60% mô vú, 30% còn lại được cấp máu bởi động mạch ngực bên và 1 phần nhỏ, phần còn lại được cấp máu bởi các nhánh lân cận.

Hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch có vai trò giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hệ bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết, mạch bạch huyết kết nối với các hạch bạch huyết, nằm dưới nách, trong ngực và những nơi khác.

Ngực (vú): Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 1
Vú của phụ nữ có cấu trúc phức tạp gồm nhiều thành phần

Chức năng sinh lý của ngực (vú) là gì?

Chức năng chính của ngực (vú) là sản xuất sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Các hormone nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của vú như estrogen, progesterone và prolactin:

  • Estrogen: Estrogen có vai trò quan trọng trong việc làm giãn các ống dẫn sữa và phân nhánh chúng nhằm vận chuyển được nhiều sữa hơn. Khi lượng estrogen trong cơ thể tăng lên, các cấu trúc vú sẽ phát triển và trở nên linh hoạt hơn, giúp tăng cường khả năng sản xuất sữa.
  • Prolactin: Đây là hormon chính có vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất progesterone tại tuyến vú. Nó kích thích các tuyến tiết sữa hoạt động, tăng cường sản xuất sữa mẹ và duy trì hoạt động của các tuyến tiết sữa sau khi sữa đã được sản xuất.
  • Progesterone: Đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng của vú bằng cách làm tăng số lượng và kích thước của các tiểu thùy. Progesterone còn giúp làm giãn mạch máu và tế bào vú sau khi rụng trứng từ đó giúp tăng cường quá trình sản xuất sữa, đảm bảo sự cung cấp máu đầy đủ đến cấu trúc khác của vú.
  • Oxytocin: Oxytocin là hormone có vai trò quan trọng được tuyến vú tiết ra khi em bé bú. Nó sẽ giúp kích thích các tuyến tiết sữa hoạt động đồng thời giúp đẩy sữa mẹ từ các ống dẫn sữa đến núm vú.
Ngực (vú): Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 2
Chức năng chính của ngực (vú) là sản xuất sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng cho em bé

Một số các bệnh lý thường gặp ở ngực (vú)

Ung thư vú

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới, xảy ra khi các tế bào ở vú phát triển với tốc độ nhanh và không thể kiểm soát. Điều này có thể là do đột biến hoặc thay đổi gen kiểm soát sự phát triển của tế bào vú. Ung thư vú có thể lan sang các vùng khác của cơ thể thông qua máu hoặc bạch huyết.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thứ hai ở phụ nữ sau ung thư phổi. Các triệu chứng nhận biết của ung thư vú bao gồm:

  • Cục u không đau ở vú.
  • Máu hoặc tiết dịch bất thường chảy ra từ một hoặc cả hai núm vú.
  • Da sần vỏ cam, nhăn nheo hoặc phồng lên ở vú.
  • Ngứa, phát ban, sưng tấy đỏ, đau nhức dai dẳng quanh núm vú.
  • Thay đổi vị trí của núm vú, núm vú hướng vào trong thay vì nhô ra ngoài.
Ngực (vú): Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 3
Phát hiện các triệu chứng ung thư vú để điều trị kịp thời 

Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào hay phát hiện khối u hoặc thấy núm vú tiết dịch, thì nên đến ngay các cơ sở ý tế để nhận được lời khuyên từ bác sĩ. Việc điều trị ung thư vú có nhiều khả năng thành công hơn nếu người bệnh có thể phát hiện các bất thường từ sớm.

U nang vú

U nang vú là một túi chứa đầy chất lỏng không phải ung thư (lành tính) được hình thành ở một bên vú hoặc cả hai bên. Một số u nang quá nhỏ để cảm nhận được, trong khi những u nang khác phát triển đến vài inch, đủ lớn để cảm nhận được và thậm chí khiến cơ thể cảm thấy khó chịu.

U nang vú là u lành tính không đáng lo ngại tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú hoặc chuyển biến thành bất cứ bệnh lý nào nghiêm trọng hơn.

U xơ vú

U xơ vú là một trong những khối u vú rắn không ung thư (lành tính) xảy ra khi mô vú dày lên (xơ hóa) và nang chứa đầy dịch phát triển ở một hoặc cả hai vú. Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây u xơ vú, người ta cho rằng các hormone được tạo ra tại buồng trứng trong thời kỳ kinh nguyệt có thể là yếu tố gây ra những thay đổi ở vú này.

Ngực (vú): Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 1
U xơ vú là  khối u vú rắn lành tính không gây nguy hiểm đến sức khỏe

U xơ vú có thể khiến vú bị sưng, vón cục hoặc đau trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng. U xơ vú là bệnh lý lành tính không làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên những thay đổi trong vú có thể khiến cho việc phát hiện và chẩn đoán ung thư qua kiểm tra vú hoặc chụp nhũ ảnh trở nên khó khăn hơn.

Ngực (vú) là bộ phận quan trọng có vai trò sản xuất sữa cho con bú. Mỗi người nên thực hiện khám và kiểm tra vú định kỳ để giữ cho vú luôn khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan.

Xem thêm: Ở nữ giới, ngực phát triển đến bao nhiêu tuổi?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.