Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương đòn hay còn được biết đến là xương quai xanh, nằm ngay dưới cổ và phía trên của ngực. Vậy xương đòn có cấu tạo như thế nào? Có chức năng gì?
Xương đòn là nhân tố quan trọng trong hệ xương khớp của con người. Và một trong những chấn thương thường gặp nhất tại vị trí này là gãy xương đòn. Để phòng tránh tình trạng này, bạn cần hiểu rõ xương đòn là gì, cũng như cấu tạo, chức năng, cách phòng ngừa và điều trị tình trạng gãy xương đòn một cách hiệu quả.
Xương đòn là một trong những nhóm xương cấu tạo nên phần vai trước của con người. Xương có kích thước dài, nằm nổi rõ dưới da, tạo thành 2 vùng lõm dưới cổ. Thân xương thường có kết cấu dẹt, cong nhẹ như hình chữ S và kết nối trực tiếp với xương của hai cánh tay và một số xương khác qua hai khớp nối chính, đó là:
Theo số liệu thống kê mới nhất, chiều dài trung bình của xương đòn người Việt Nam là khoảng 13,75cm, chu vi bề ngang là 3,73cm.
Cánh tay là bộ phận cần vận động liên tục nên khớp vai là một trong những khớp có khả năng chuyển động linh hoạt nhất trên cơ thể. Phạm vi chuyển động của loại khớp này là rất lớn, giúp cho cánh tay hoạt động tự do và vươn ra xa nhất có thể.
Trong đó, xương quai xanh ở phía trước kết nối chặt chẽ với xương bả vai ở phía sau, tạo nên một đai vai chắc khỏe, có tác dụng nâng đỡ toàn bộ hai cánh tay. Không những vậy, cấu trúc treo này còn được củng cố bằng hệ thống xương sườn, hình thành nên lồng ngực. Nó có nhiệm vụ bảo vệ trái tim và phổi khỏi bị chấn thương do các va đập trong quá trình hoạt động hàng ngày.
Bên cạnh đó, phía bên trong lồng ngực và phía dưới xương quai xanh chính là hệ thống thần kinh và mạch máu chằng chịt, đặc biệt là ở vùng nách. Chúng giúp vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan khác, cũng như gửi tín hiệu đến não bộ một cách kịp thời.
Gãy xương đòn là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh lý này chiếm đến 5% trong tổng số các trường hợp gãy xương ở người lớn. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các chấn động mạnh như: Ngã do tai nạn giao thông, tai nạn khi tập luyện thể thao hoặc tai nạn lao động. Ở trẻ sơ sinh, xương đòn có thể bị gãy nếu mẹ sinh thường qua ngã âm đạo.
Thông thường, xương quai xanh thường bị gãy ở vị trí ⅓ của xương. Trong trường hợp nhẹ, xương có thể bị nứt hoặc lệch. Nếu nghiêm trọng hơn, xương sẽ gãy thành nhiều đoạn nhỏ. Do xương đòn nằm nổi ngay dưới cổ nên tất cả các dấu hiệu bất thường có thể được phát hiện dễ dàng bằng cách quan sát hoặc chạm, sờ vào.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra liệu bản thân có bị gãy xương đòn hay không qua các triệu chứng sau:
Xương đòn liên quan trực tiếp đến các cử động của cánh tay, cũng như toàn bộ phần thân trên. Vì vậy, tình trạng gãy xương đòn sẽ kéo theo các biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng vận động của con người, bao gồm:
Nếu tình trạng gãy xương đòn ở mức độ nhẹ, không bị xô lệch nhiều, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các biện pháp sau:
Với những trường hợp xương gãy thành nhiều mảnh nhỏ, phẫu thuật là điều bắt buộc để xương hồi phục về tình trạng ban đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành sắp xếp lại vị trí của xương. Cuối cùng, nẹp lại để cố định vị trí của xương đòn.
Bên cạnh tình trạng gãy xương đòn, việc vận động không đúng cách cũng có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Tách khớp, trật khớp, viêm khớp cùng vai - đòn, bong gân vai hoặc tiêu xương đầu xa xương đòn. Để bảo vệ sức khỏe xương đòn, bạn cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:
Như vậy, xương đòn là một phần quan trọng trong hệ thống xương khớp của cơ thể. Chức năng chính của nó là tạo đòn bẩy cho cánh tay cử động linh hoạt. Nếu cảm thấy đau hoặc phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở vùng xương đòn, bạn cần thăm khám kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.