Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Các tiêu chí chọn rau kiểm soát đường huyết tốt

Ngày 29/04/2021
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Các tiêu chí chọn rau kiểm soát đường huyết tốt mà bạn cần nắm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các loại rau củ quả là nguồn thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp hiệu quả. Nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, để hạn chế những rủi ro về sức khỏe thì việc ăn rau cần phải được cân nhắc cẩn thận hơn. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để giúp ổn định lượng đường huyết và hạn chế các biến chứng của bệnh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Các tiêu chí chọn rau kiểm soát đường huyết tốt

Người bệnh tiểu đường luôn cần phải lưu ý đến việc ăn gì và ăn bao nhiêu để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Dưới đây là một số tiêu chí chọn rau giúp kiểm soát đường huyết mà người bệnh cần chú trọng:

1. Rau củ có chỉ số đường huyết (GI) thấp

Rau củ có chỉ số đường huyết thấp là những lựa chọn ưu tiên trong danh mục mà người bệnh tiểu đường nên ăn gì cần chú ý. Mức GI sẽ giúp bạn biết được tốc độ cơ thể hấp thu glucose từ thực phẩm đó để tăng lượng đường trong máu. Do đó, những loại rau có mức GI càng thấp sẽ càng có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.

Một số loại rau củ quả có chỉ số đường huyết thấp mà bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung như rau chân vịt, rau cần tây, bông cải trắng, măng tây, rau diếp, đậu xanh, ớt chuông, cà tím… 

nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-rau-gi-cac-tieu-chi-chon-rau-kiem-soat-duong-huyet-tot-3

Rau củ có chỉ số đường huyết thấp là những lựa chọn ưu tiên

2. Rau củ có hàm lượng nitrat cao

Việc ăn các loại rau củ có chứa hàm lượng nitrat cao có thể giúp làm giảm huyết áp và giúp cơ thể cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn hiệu quả. Nhưng lưu ý là bạn chỉ nên ăn những loại rau củ giàu nitrat tự nhiên chứ không phải những loại rau củ chứa nitrat do nhà sản xuất thêm vào trong quá trình trồng trọt hoặc chế biến. 

Một số loại rau có chứa hàm lượng nitrat tự nhiên phù hợp với người bị tiểu đường như rau cần tây, rau diếp, củ cải đường, rau xà lách rocket, cây đại hoàng…

3. Chọn rau củ giàu protein

Việc thêm vào thực đơn dinh dưỡng các loại rau củ giàu protein sẽ giúp tạo cảm giác no lâu hơn, đặc biệt tốt cho những người muốn giảm cân để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường. Hàm lượng protein cần thiết ở mỗi cơ thể có sự khác nhau giữa mỗi người bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như như cân nặng, chiều cao, giới tính, mức độ hoạt động thể chất… Điều này đồng nghĩa với việc những người có kích thước cơ thể lớn, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người chơi thể thao… sẽ cần được bổ sung nhiều protein hơn so với bình thường. 

Để biết chính xác lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày thì bạn có thể trao đổi thêm với các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm giàu protein mà bạn có thể thêm vào mỗi bữa ăn như cải bó xôi, măng tây, cải mù tạt xanh, bắp cải Brussels, bông cải trắng, bông cải xanh, cải thìa… 

4. Rau củ quả giàu chất xơ

Việc bổ sung chất xơ không chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả mà còn giúp làm giảm mức cholesterol xấu và giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả. Điều này cũng rất có lợi cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. 

nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-rau-gi-cac-tieu-chi-chon-rau-kiem-soat-duong-huyet-tot-2

Rau củ quả giàu chất xơ sẽ giúp làm giảm mức cholesterol xấu và kiểm soát cân nặng

Một số loại rau củ giàu chất xơ mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn như cà rốt, củ dền, bông cải xanh, bơ, chuối, đậu hà lan… Lưu ý rằng, bạn chỉ nên bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tự nhiên chứ không phải từ các nguồn khác.

Một số giải pháp giúp người bị bệnh tiểu đường ăn rau đúng cách

Để chăm sóc tốt cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, bạn có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây để cơ thể bệnh nhân nhận được những lợi ích tối đa từ việc ăn rau củ:

1. Nên ăn đa dạng các loại rau củ quả

Các chuyên gia đã khuyến nghị rằng, việc ăn nhiều loại rau củ quả khác nhau không chỉ giúp bổ sung đủ các loại vitamin cần thiết cho cơ thể mà còn giúp cân bằng các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống của bạn. 

2. Bạn nên thêm chất béo có lợi khi chế biến các món rau

Hầu hết các loại rau có lợi cho người bị bệnh tiểu đường như cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn… đều có chứa các vitamin A, E và K. Đây đều là những loại vitamin tan trong chất béo rồi mới hấp thụ vào cơ thể được. Tuy nhiên, để tránh tăng cân hoặc làm mức đường huyết tăng đột biến thì bạn nên lựa chọn những loại chất béo không bão hòa lành mạnh thay vì chất béo bão hòa như mỡ động vật hay thịt chế biến sẵn.

3. Bạn nên ăn rau trước các thực phẩm khác trong bữa ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, người bị bệnh tiểu đường nên ăn rau trước khi ăn những món ăn khác trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp đường huyết của người bệnh không bị tăng cao sau khi ăn. 

4. Nếu hệ tiêu hóa gặp vấn đề khi ăn rau bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ

Một số trường hợp, người bị bệnh tiểu đường không thể ăn rau, ở mức độ nhẹ có thể là do rau không phù hợp với khẩu vị của người bệnh. Giải pháp là lên đổi nhiều cách chế biến khác nhau để món rau trở nên dễ ăn và ngon miệng hơn.

Đối với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh tiểu đường ăn rau, đặc biệt là những loại rau giàu chất xơ sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích… Lúc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nhận lời khuyên về các loại rau phù hợp với khả năng tiêu hóa của cơ thể. 

nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-rau-gi-cac-tieu-chi-chon-rau-kiem-soat-duong-huyet-tot-1

Một số giải pháp giúp người bị bệnh tiểu đường ăn rau đúng cách

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì cũng như các tiêu chí chọn rau kiểm soát đường huyết tốt. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.