Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người bị dị ứng nên kiêng thực phẩm nào?

Ngày 13/09/2020
Kích thước chữ

Dị ứng là tình trạng mà người bệnh cần đặc biệt thận trọng trong việc ăn uống. Dị ứng kiêng ăn gì? Mời bạn đọc bài viết sau.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của những người đang bị dị ứng. Nếu bạn lựa chọn những loại thực phẩm không tốt, dễ bị kích ứng thì có thể sẽ khiến tình trạng dị ứng ngày càng thêm nặng nề hơn đấy. Vậy khi bị dị ứng nên kiêng thực phẩm nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Dị ứng thời tiết nên kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia, dị ứng thời tiết là tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa do có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc độ ẩm, dị ứng trời mưa. Điều này khiến cho các loại vi khuẩn, vi rút hay nấm mốc sinh sôi và phát triển và chúng đã tác động mạnh tới hệ miễn dịch của cơ thể.

Thông thường, dị ứng thời tiết được chia thành 2 loại: dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh.

Dị ứng thời tiết rất hay gặp

Dị ứng thời tiết rất hay gặp.

Dị ứng thời tiết lạnh

Dị ứng thời tiết lạnh thường có các biểu hiện đặc trưng như: nổi mề đay, ngứa ngáy đi kèm với ngứa mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng.

Để tránh tình trạng này kéo dài và nặng thêm thì bạn cần kiêng những loại thực phẩm như sau:

  • Đồ ăn lạnh: kem, nước đá… dễ gây kích ứng niêm mạc hầu họng làm bạn ho càng nhiều hơn.
  • Thực phẩm tanh: cá, các loại hải sản… Đồ tanh dễ gây kích thích hệ hô hấp gây ho, sổ mũi càng nặng hơn.
  • Các món ăn chiên rán, nhiều giàu mỡ: gà rán, khoai tây chiên… dễ khiến cho lượng đờm và nước mũi ngày càng nhiều hơn.

Dị ứng thời tiết nóng

Dị ứng thời tiết nóng thường xảy ra khi nhiệt độ và độ ẩm tăng quá cao (thường nhiệt độ từ 35 - 40 độ C, độ ẩm trên 70%). Khi người bệnh gặp phải tình trạng này thường có các biểu hiện như:

  • Da nóng rát, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Xuất hiện tình trạng da bị sưng viêm, đỏ đau.
  • Đi kèm với tiêu chảy và bùng phát cơn hen cấp tính.

Và nếu bạn đang phải trong tình trạng này thì cần kiêng khem một số thực phẩm như sau:

  • Đồ ăn cay nóng: mỳ tôm, mít, các món ăn có gia vị như ớt, sả, hạt tiêu…
  • Đồ nướng: thịt nướng, cá nướng…
  • Kiêng đồ uống có chứa chất kích thích: nước ngọt, nước tăng lực, các loại bia và rượu…

2. Dị ứng với thức ăn

Dị ứng thực phẩm là tình trạng một số loại thực phẩm gây ra những phản ứng miễn dịch bất thường. 

Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của cơ thể ở một số người nhận nhầm một vài protein trong thực phẩm là có hại. Sau đó cơ thể khởi động một loạt các phản ứng bảo vệ, bao gồm giải phóng ra các histamine và gây viêm.

Mỗi người có thể dị ứng với một hoặc một vài thực phẩm, do vậy bạn cần biết bản thân mình dị ứng với loại thực phẩm để tránh hạn chế sử dụng, chẳng hạn như:

  • Sữa bò: hay gặp ở trẻ em, chính vì thế các sản phẩm từ sữa bò cũng không nên sử dụng như: sữa chua, kem, phô mai, bơ…

Có nhiều người dị ứng với sữa bò

Có nhiều người dị ứng với sữa bò.

  • Trứng: cũng thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng: đau bụng, phát ban trên da, sốc phản vệ (hiếm gặp).
  • Động vật có vỏ: tôm hùm, tôm càng xanh, mực ống, sò. Các triệu chứng dị ứng với động vật có vỏ thường diễn ra nhanh chóng với nhiều biểu hiện nặng nề như: nôn mửa, tiêu chảy
  • Đậu nành: thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi, các triệu chứng thường là phát ban, chảy nước mũi, ngứa miệng, hen suyễn hoặc khó thở.

Nếu bạn nghi ngờ mình đang dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào thì cần tạm dừng sử dụng và đến ngay các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Ngoài việc hạn chế những loại thực phẩm mà bạn đang bị dị ứng, thì bạn cũng cần kiêng khem những loại đồ ăn, thức uống có hại cho đường tiêu hóa như:

  • Thực phẩm sống, chưa được nấu chín kỹ: gỏi cuốn, thịt tái chín, rau sống…
  • Đồ ăn chế biến sẵn, có chứa nhiều loại hóa chất bảo quản: xúc xích, nem chua rán, cá viên chiên…
  • Đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ: các loại thức ăn bày bán trên vỉa hè hay đường phố.

3. Dị ứng da không nên ăn gì?

Bệnh dị ứng da bao gồm nhiều loại như: viêm da tiếp xúc, mề đay cấp tính và phù mạch, dị ứng với ánh nắng mặt trời, dị ứng với mỹ phẩm… Vậy khi xuất hiện những biểu hiện dị ứng trên da thì chúng ta cần kiêng những thực phẩm nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chúng ta cần hạn chế sử dụng các sản phẩm như: 

  • Thực phẩm có chứa nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt, nước ép sinh tố, cà phê. Theo các chuyên gia, đường luôn là “kẻ thù số 1” của làn da, nhất là khi da dang bị dị ứng.

Người bị dị ứng nên kiêng đồ ngọt

Người bị dị ứng nên kiêng đồ ngọt.

  • Thực phẩm có chứa chất bảo quản và các thành phần chất nhân tạo: thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Đây là loại thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe của làn da, có thể gây kích ứng và làm cho dị ứng da ngày càng nghiêm trọng.
  • Một số loại thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò… Loại thịt này nên hạn chế sử dụng bởi có hàm lượng đạm cao, gây kích thích phản ứng dị ứng trên da mặt.

Dị ứng nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, bạn cần ghi nhớ những loại thực phẩm mà người bị dị ứng cần tránh ăn như đã kể trên nhé. Chúc bạn sớm vượt qua tình trạng dị ứng và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Lâm Khuê

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.