Bánh mì là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam, rất dễ mua và cực kỳ tiện dụng. Tuy nhiên cổ họng bạn đang đau rát, ho dai dẳng thì ăn bánh mì có làm ho nhiều hơn không? Người bị ho có ăn được bánh mì không? Tìm hiểu ngay!
Vai trò của dinh dưỡng khi cơ thể bị ho
Ho là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị suy yếu hệ miễn dịch do vi khuẩn tấn công. Các thực phẩm dinh dưỡng mỗi ngày có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh bởi chúng giữ vai trò:
- Cung cấp dinh dưỡng: Thực phẩm phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp bạn nhanh khỏe, chống lại được các tác nhân gây bệnh.
- Tăng sức đề kháng: Khi bị ho sức đề kháng suy giảm nên để ức chế các cơn ho cần ăn các món ăn nâng cao sức đề kháng, chống lại các loại virus xâm hại.
- Giảm kích thích lên vùng họng: Một số món ăn dù giàu dưỡng chất cần thiết lúc bệnh nhưng lại kích thích vùng cổ họng làm ngứa họng gây ho nặng hơn.
Dinh dưỡng từ thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, mau khỏi bệnh
Người bị ho có ăn được bánh mì không?
Người bị ho có ăn được bánh mì không? Bánh mì truyền thống bán ở các xe đẩy giàu dưỡng chất nhưng lại có phần vỏ giòn, cứng, hơi khô nên có thể cọ xát làm tổn thương họng. Khi bị ho họng đau rát, sưng viêm do virus, vi khuẩn hoành hành, việc ăn bánh mì làm gia tăng vết thương khiến họng đau rát hơn. Hơn nữa, người bị ho thường kèm theo sổ mũi, sốt làm mệt người nên bánh mì hơi khó ăn đối với họ.
Tuy nhiên nếu như dùng các loại bánh mì mềm như bánh mì sandwich, bánh mì lúa mạch, bánh mì ngũ cốc thì bạn có thể chế biến đa dạng phần nhân bánh, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết giúp mau khỏi bệnh.
Bị ho có ăn được bánh mì không?
Những thực phẩm người bị ho nên ăn
Không chỉ ho mà bất cứ lúc nào khi bị bệnh thì dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hết. Khi bị ho bạn nên ăn uống những thực phẩm dưới đây.
Thực phẩm giàu tinh bột và dễ tiêu hóa
Tinh bột giàu carb cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng bạn phải chọn những món ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế tác động lên vùng niêm mạc bị tổn thương ở cổ họng. Hãy ăn các loại cháo như cháo tía tô, thịt bằm, cháo hành hoặc súp, phở bò,...
Cháo mềm, dễ nuốt không làm đau rát họng
Các thực phẩm có tính kháng khuẩn
Với một hệ hô hấp đang bị nhiễm khuẩn thì thức ăn có tính kháng khuẩn sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc cắt giảm những cơn ho. Bạn nên thêm tỏi, hành tây, gừng, lá tía tô vào trong các món ăn mỗi ngày của mình. Bởi chúng có tác dụng:
- Gừng: Gừng có tính ấm giúp làm ấm cổ họng và kháng histamin chống viêm. Bạn có thể pha trà gừng mật ong để làm dịu cơn đau và ho cho cổ họng.
- Tỏi: Giống như gừng, tỏi cũng có tính ấm nóng cao và được coi là một chất kháng sinh tự nhiên có ích cho các cơn ho cảm lạnh, ho có đờm, ho khan.
- Lá tía tô: Lá tía tô được coi là phương thức chữa ho hiệu quả của y học cổ truyền, bởi chúng làm giảm ho, giảm đờm, ức chế virus phát triển. Hãy thêm lá tía tô vào cháo hay các món ăn nóng để ức chế tình trạng ngứa rát cổ họng, muốn ho.
Uống gừng làm ấm họng, đỡ ho
Thực phẩm giàu vitamin C, A, kẽm
Các loại vitamin C, A hay kẽm giúp tăng sức đề kháng và làm dịu kích ứng niêm mạc. Chúng tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sự phát triển của bệnh. Bạn hãy ăn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, nho, quýt,... hay các loại rau như cà rốt, bắp cải, cải thảo, bí xanh,... và những loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, ngao, sò,...
Bổ sung các loại rau củ giàu vitamin C
Như vậy qua bài viết bạn đã biết người bị ho có ăn được bánh mì không và các thực phẩm nên dùng khi bị ho. Bên cạnh đó hạn chế các loại hải sản chứa nhiều protein gây kích ứng vùng cổ họng, kéo dài tình trạng ho bạn nhé.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp