Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?

Ngày 07/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm lợi là tình trạng lợi sưng, viêm, đỏ gây khó chịu và đôi khi chảy máu. Bệnh nhân viêm lợi thường cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Do đó thường có nhiều thắc mắc về những loại thực phẩm không nên ăn khi bị viêm lợi. Vậy viêm lợi có ăn được thịt gà không? 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những loại thực phẩm gây tình trạng viêm tiến triển nặng hơn, đồng thời giải thắc mắc rằng việc viêm lợi có ăn được thịt gà không? Khi bị viêm lợi thì nên ăn những thực phẩm gì? Hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm cần thiết để phòng tránh tình trạng viêm lợi qua bài viết bên dưới.

Viêm lợi là gì?

Khi răng hay lợi xuất hiện tình trạng viêm gọi là viêm lợi hay viêm nướu. Viêm lợi là một trong những bệnh răng miệng thường gặp. Nguyên nhân thường do các mảng bám quanh chân răng, do nhiều vi khuẩn tích tụ lâu ngày.

Những triệu chứng điển hình của viêm lợi qua những biểu hiện như sau: Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi ăn, lợi đỏ, sưng, mềm, dễ chảy máu khi có tác động, khi vệ sinh răng miệng, lâu dài có thể xuất hiện sưng, mủ, răng lung lay và nhạy cảm, tụt lợi, hôi miệng dai dẳng, biến dạng khớp cắn,…

Viêm lợi lâu ngày sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu, là một bệnh nhiễm trùng gây tổn thương các mô mềm và phần xương xung quanh chân răng.

viem-loi-co-an-duoc-thit-ga-khong-2.jpg
Viêm lợi là bệnh răng miệng thường gặp

Viêm lợi có ăn được thịt gà không?

Đối với các bệnh lý về răng miệng, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hướng đến quá trình điều trị và phục hồi bệnh. Hầu hết các loại thực phẩm đều mang đến những lợi ích, tuy nhiên vẫn tồn tại một số tác dụng phụ nhất định trong trường hợp ăn quá nhiều. Vậy bị viêm lợi có được ăn thịt gà không?

Thịt gà cung cấp một loại protein rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những trường hợp gặp vấn đề răng miệng, trong đó có viêm lợi thường rất e ngại khi ăn thịt gà. Bởi sau khi ăn, tình trạng đau nhức răng hoặc sẽ xuất hiện hoặc sẽ tăng cường.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin khoa học nào khẳng định rằng thịt gà có thể gây nên những vấn đề tiêu cực đối với tình trạng viêm lợi. Thịt gà là một trong những thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Thịt gà có thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chất chống oxy hóa tự nhiên hỗ trợ tăng sức đề kháng và giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, da gà có nhiều collagen, giúp tăng khả năng đàn hồi cho lợi. Tuy nhiên việc ăn thịt gà sẽ gây nên một rào cản nhất định trong việc vệ sinh răng miệng.

viem-loi-co-an-duoc-thit-ga-khong-1.jpg
Viêm lợi có thể ăn được thịt gà nhưng cần vệ sinh kỹ răng miệng sau khi ăn

Thịt gà có cấu tạo là các thớ thịt rất nhỏ và rất dễ mắc vào các kẽ răng, khó khăn khi lấy ra và gây chảy máu chân răng nếu không cẩn thận. Việc đánh răng sau khi ăn có thể không làm sạch được các thớ thịt này mà phải sử dụng đến chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn.

Trường hợp người bệnh không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn thịt gà sẽ gây nên những cơn đau nhức thậm chí là hôi miệng do thức ăn phân hủy.

Thực phẩm nên bổ sung khi bị viêm lợi

Bên cạnh câu hỏi viêm lợi có ăn được thịt gà không thì những người bị bệnh viêm lợi cũng thắc mắc về chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để giúp ngăn chặn tình trạng viêm lợi tái diễn kéo dài. Khi viêm nướu, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu, chán ăn. Tuy nhiên, việc bổ sung các thực phẩm cần thiết sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giúp bệnh mau khỏi. 

Các thực phẩm người bị viêm lợi nên bổ sung vào thực đơn như sau:

  • Vitamin A giúp hình thành các mô liên kết khỏe mạnh cho lợi và răng. Các thực phẩm như rau củ, lá xanh, xoài, cà rốt là những thực phẩm giàu vitamin A.
  • Người bị viêm lợi cần bổ sung nhiều rau củ quả như bông cải, cà rốt và cần tây để cung cấp chất xơ, giúp làm sạch khoang miệng và kích thích tuyến nước bọt tiết ra. 
  • Các loại thực phẩm giàu acid lactic như sữa chua, bánh mì và sữa bò tươi cũng được khuyến khích để thúc đẩy hệ tiêu hóa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, cà chua,... giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Mật ong có khả năng kháng khuẩn, khử trùng rất tốt. Uống mật ong pha chanh vào buổi sáng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm lợi hiệu quả.
  • Việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, thịt bò và hạt óc chó giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng viêm lợi hiệu quả.
  • Tỏi và gừng là hai loại gia vị có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, rất tốt cho răng miệng.
Viêm lợi có ăn được thịt gà không 3.png
Thực phẩm giàu vitamin giúp hỗ trợ giảm tình trạng viêm lợi

Cách chăm sóc răng miệng khi bị viêm lợi

Để điều trị dứt điểm bệnh viêm nướu răng, cách tốt nhất là bạn hãy đến thăm khám ở nha khoa, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, chăm sóc răng miệng tại nhà là rất quan trọng, bệnh nhân nên thực hiện các thói quen sau:

  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch mảng bám thức ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm giúp giảm gây tổn thương lợi hay nướu răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước trà xanh giúp loại bỏ các loại vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng, giảm tình trạng sưng viêm.
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp tránh tình trạng khô miệng.
  • Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như nướu chuyển màu đỏ sẫm, đau nhức nướu, chảy máu chân răng,… hãy đến ngay cơ sở khám nha khoa để được nha sĩ thăm khám kịp thời.
Viêm lợi có ăn được thịt gà không 4.png
Bên cạnh việc ăn uống, chăm sóc răng miệng hằng ngày rất quan trọng

Vậy viêm lợi có ăn được thịt gà không? Có thể kết luận, bệnh viêm lợi không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối thịt gà trong thời gian điều trị, bởi thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà là một nguồn dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Chỉ cần bạn sử dụng các phương pháp làm sạch vệ sinh răng miệng sau khi ăn một cách kỹ càng hơn. Bên cạnh đó, hãy thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày khoa học, hợp lý để có thể nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm