Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người đang bị tiểu đường ăn bún được không? Cần lưu ý những điều gì?

Ngày 01/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Người bị tiểu đường ăn bún được không là thắc mắc chung của những người đang phải kiêng cữ tinh bột để tránh làm tình trạng bệnh trở nặng hơn. Vậy bún có ảnh hưởng gì tới lượng đường bên trong máu? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài biết bên dưới để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé!

Khi bị tiểu đường, chúng ta phải chọn lựa những loại thực phẩm phù hợp để tránh làm tăng lượng đường bên trong máu, từ đó dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy trường hợp đang bị tiểu đường ăn bún được không? Câu trả lời sẽ có ở phần nội dưới đây.

Người đang bị tiểu đường ăn bún được không?

Vấn đề “tiểu đường ăn bún được không?” là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm bởi chỉ số đường huyết bên trong bún rất thấp nên sẽ không làm tăng lượng đường một cách đột biến.

Do đó, người bệnh có thể sử dụng bún để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tránh nhàm chán. Tuy nhiên, những trường hợp bị tiểu đường cần hết sức chú ý, bởi bên trong bún thưởng chứa hàm lượng carbohydrate cao (đường đơn) nếu nạp nhiều vào cơ thể sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể.

Người đang bị tiểu đường ăn bún được không 1
Người bị tiểu đường có thể ăn bún nhưng không nên dùng quá nhiều

Bên cạnh đó, những sợi bún trắng tinh đẹp mắt mà chúng ta thường thấy là kết quả của quá trình sản xuất dùng nhiều chất phụ gia như:

  • Hàn the có trong bún nếu tích trữ nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa bị nhiễm độc, người bệnh thường nôn, rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng dữ dội,...
  • Lượng tinopal (chất huỳnh quang) sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của một số cơ quan như thận, gan, dẫn đến nguy cơ ung thư.
  • Chất tẩy trắng giúp các sợi bún trắng tinh trông rất bắt mắt nhưng lại gây hại tới đường ruột, có thể dẫn tới tình trạng viêm, loét, làm cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.

Đây là những thông tin vô cùng hữu ích mà những ai đang thắc mắc tiểu đường ăn bún được không cần đặc biệt chú ý. Mặc dù có thể dùng bún thay thế cơm nhưng để sức khỏe ổn định thì bệnh nhân nên hạn chế ăn nhiều bún. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Những lưu ý khi ăn bún để không làm tăng lượng đường trong máu

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bún hoặc bánh ướt. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với thịt bò, thịt lợn nhiều mỡ thì chỉ số đường huyết sẽ tăng vọt. Chính vì thế, những người đang băn khoăn tiểu đường ăn bún được không cần xây dựng cho mình một thực đơn thật sự khoa học, hợp lý.

Các trường hợp đang bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều bún trong một tuần mà chỉ thỉnh thoảng mới dùng. Chỉ như vậy thì người bệnh mới bảo vệ được sức khỏe của bản thân mình thật tốt.

Các loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên bổ sung

Ngoài việc tìm ra đáp án cho câu hỏi “tiểu đường ăn bún được không?” thì chúng ta cũng cần nắm rõ những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà người bị tiểu đường nên ăn để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất.

Theo đó, các loại rau xanh chứa phytochemical cùng chất oxy hóa cao sẽ giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lượng xơ, chất khoáng, vitamin bên trong rau xanh với trái cây luôn là sự chọn lựa tuyệt vời nhất dành cho người bị mắc bệnh tiểu đường.

Người đang bị tiểu đường ăn bún được không 2
Các loại rau củ chứa nhiều vitamin và chất khoáng nên tốt cho người tiểu đường

Một số loại rau củ mà những người đang thắc mắc “tiểu đường ăn bún được không?” nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình đó là: Cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, táo, bưởi, cam, rau chân vịt,... Cùng một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe khác như:

  • Thịt bò: Thịt bò là loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường vì chúng rất giàu chất đạm, các axit linoleic tổng hợp với khả năng chống ung thư, cải thiện chức năng chuyển hóa đường máu.
  • Chất béo tốt: Chất béo chưa bão hòa thường có nhiều trong quả bơ, hồ đào, óc chó, dầu đậu nành,... chúng sẽ làm giảm nồng độ cholesterol bên trong máu.
  • Cá biển: Cá hồi, cá thu, cá ngừ thường chứa hàm lượng đạm cao và chất béo tốt (omega-3) rất có lợi cho hệ tim mạch nên người bị tiểu đường có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình.

Những loại thực phẩm không phù hợp cho người bị tiểu đường

  • Thực phẩm ngọt: Bánh socola, nước ngọt, mứt, kẹo,... thường được chế biến bằng đường hóa học nên khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến lượng đường bên trong máu tăng lên đáng kể, khó kiểm soát.
  • Những loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như nhãn, vải, mía,... cần được hạn chế sử dụng vì chúng chứa lượng đường khá cao.
  • Tinh bột: Người bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Thay vào đó, hãy dùng ngũ cốc, gạo lứt để giảm tối đa lượng tinh bột.
Người đang bị tiểu đường ăn bún được không 3
Người bị tiểu đường cần hạn chế tối đa lượng tinh bột nạp vào cơ thể
  • Chất béo bão hòa: Thường có nhiều trong thịt mỡ, nội tạng động vật, sữa, trứng, xúc xích,... chúng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào nhưng cũng sẽ dễ gây béo phì, làm tăng cholesterol trong máu.
  • Trái cây khô: Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin nhưng khi sấy khô thì hàm lượng đường lại tăng lên đáng kể nên cũng không tốt cho sức khỏe của người đang bị tiểu đường.

Nội dung vừa rồi đã phần nào giải đáp thắc mắc “tiểu đường ăn bún được không?” của nhiều người hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết trên, người bệnh sẽ xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật sự hợp lý, khoa học để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin