Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi niềng răng, lực tác động của dây cung sẽ làm cho răng có cảm giác ê buốt và đau nhẹ. Lúc này, người niềng sẽ cần phải hạn chế sử dụng một số thực phẩm để đảm bảo sức khỏe. Vậy niềng răng có được ăn kem không?
Kem là một trong những món ăn giải nhiệt tốt được yêu thích trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thưởng thức món ăn này nhất là đối với những người có hàm răng nhạy cảm. Vậy niềng răng có được ăn kem không?
Niềng răng đang là một trong những phương pháp chỉnh nha được nhiều bác sĩ khuyên dùng để khắc phục hiệu quả các vấn đề về răng như răng thưa, răng hô, móm, lệch lạc và hỗ trợ cải thiện chức năng ăn nhai.
Phương pháp này sử dụng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như mắc cài, khay niềng… để sắp xếp răng về vị trí thích hợp trên cung hàm từ đó mang lại cho người niềng một hàm răng cân đối, đều đặn.
Kem là một trong những món tráng miệng yêu thích của nhiều người. Đây cũng là món ăn thường được sử dụng để giải nhiệt, đặc biệt trong khí hậu nắng nóng hiện nay ở nước ta. Đối với người niềng răng việc sử dụng thức ăn đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Vậy niềng răng có được ăn kem không?
Khi bắt đầu niềng răng, các bộ phận trong miệng như má, môi, nướu chưa kịp thích ứng với khí cụ làm cho người niềng cảm thấy cộm, vướng víu, khó chịu trong khoang miệng. Lực tác động của dây cung khi bác sĩ siết trong lần đầu tiên sẽ cũng có thể gây ra cảm giác ê buốt và đau nhẹ.
Ngoài ra, sau khi niềng phần răng và hàm của người niềng răng sẽ yếu hơn so với bình thường do chịu tác động của lực co kéo của dây cung để điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.
Tuy nhiên bạn có thể sử dụng các loại kem mềm được đựng trong ly hoặc trong cốc. Việc ăn kem bằng cách sử dụng từng muỗng ít một kem mềm có thể giúp làm giảm bớt áp lực trên răng, hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và sức khỏe răng miệng.
Không chỉ kem, sau khi niềng răng, người bệnh cũng cần kiêng một số các loại thực phẩm như:
Khi ăn các đồ cứng như xương, kẹo, đá viên… sau khi mới niềng xong có thể gây ra những tác động xấu đối với răng hàm, khiến răng ê buốt và dễ bị dịch chuyển. Không những thế, những loại đồ ăn cứng còn tác động lớn lên bề mặt răng, vị trí mắc cài và dây cung, khiến cho mắc cài hoặc dây cung có thể bị bung ra khi đang niềng.
Thực phẩm dính hoặc dẻo như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo, kẹo cao su… được cho là khắc tinh đối với những người niềng răng. Bởi lẽ, khi ăn những loại thực phẩm này thì răng hàm cần phải hoạt động nhiều liên tục trong thời gian ngắn. Hàm hoạt động quá sức sẽ khiến cho tình trạng đau nhức răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chưa kể đến các loại thức ăn này rất dễ dính lại ở trên mắc cài khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn. Thức ăn dính lâu ngày sẽ hình thành nên mảng bám cao răng. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển từ đó gây ra các loại bệnh lý về răng miệng.
Thức ăn quá nóng hay quá lạnh có thể tác động tới mắc cài và dây cung từ đó gây ra hiện tượng giãn nở hoặc co lại. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này còn có thể khiến cho răng bị ê buốt và đau nhức.
Các loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh,… đều có chứa một lượng lớn tinh bột và đường. Khi sử dụng nhiều các thực phẩm này sẽ làm tăng sinh lượng axit gây ra sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Khi niềng răng, nên hạn chế sử dụng các món ăn giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim,… bởi vụn từ những loại thức ăn này có thể bám sâu trong mắc cài hoặc các khe răng và bị bỏ sót lại khi vệ sinh.
Sau khi mới niềng răng, những khí cụ sẽ gây ra khó khăn, vướng víu trong quá trình ăn uống. Bên cạnh đó, sự đau buốt do tác dụng lực siết răng gây ra cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống thường ngày. Do đó, trong giai đoạn này, người niềng răng nên ăn thức ăn mềm, dạng lỏng đồng thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như:
Sữa và các thức ăn được làm từ sữa như phô mai, bơ mềm hay sữa chua,... là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất lành mạnh, có vai trò bổ sung các chất đạm, chất béo, vitamin và nhiều loại khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, trong các loại thực phẩm này có có chứa lượng lớn canxi và vitamin D, có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, sữa và các sản phẩm làm từ sữa còn rất mềm, dễ nuốt, phù hợp với người mới niềng răng. Vì vậy, bạn có thể chọn những loại thực phẩm này cho bữa ăn hàng ngày của mình trong quá trình niềng răng.
Cháo, súp, ngũ cốc,... là những món ăn thích hợp đối với người niềng răng. Các món ăn này được nấu chín nhừ, mềm, giúp giảm áp lực lên hàm răng, hạn chế hoạt động nhai, làm giảm đau và không gây ảnh hưởng đến các mắc cài.
Rau, củ, quả và trái cây chính là nguồn dưỡng chất tự nhiên, bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm này trong chế độ ăn sẽ giúp tăng sức đề kháng, phòng chống suy nhược cơ thể khi niềng răng lâu dài.
Trong thời gian đầu mới niềng, hàm răng có thể hơi bị đau nhức gây khó khăn trong việc nhai trái cây hay rau củ. Do đó nên lựa chọn ăn rau nấu chín mềm và trái cây mềm, cắt thành miếng hoặc xay nhuyễn thành sinh tố, ép lấy nước uống để bồi bổ.
Thịt hay hải sản đều là các loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của người niềng răng. Đây là những thực phẩm có thể cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trong thịt là hải sản đều có chứa hàm lượng protein dồi dào, giúp người niềng không lo bị sụt cân trong suốt quá trình niềng răng. Trong những ngày đầu, nên cắt nhỏ, xay nhuyễn hoặc nấu nhừ thịt và hải sản cùng với cháo, súp để tránh gây đau hoặc bung mắc cài.
Trứng và những món ăn được làm từ trứng là các thực phẩm mềm, dễ ăn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt còn rất giàu vitamin D giúp răng chắc khỏe hơn.
Các loại ngũ cốc dinh dưỡng như lúa mì, đậu hũ, sandwich không chỉ dễ nhai dễ nuốt, mà có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là tinh bột, giúp cung cấp năng lượng để hoạt động cho một ngày dài.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc niềng răng có được ăn kem không. Kem là một loại thực phẩm lạnh mà bạn nên hạn chế ăn trong quá trình niềng răng. Bạn có thể ăn các loại kem hộp, sử dụng thìa và không nên ăn các loại kem quá cứng khiến khí cụ bị bung, tuột hoặc hư hỏng.
Xem thêm: Đang niềng răng có tháo ra được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.