Long Châu

Răng ê buốt kéo dài nên chữa trị như thế nào?

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Răng ê buốt kéo dài là biểu hiện thường gặp nếu bạn thường xuyên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đánh răng quá mạnh, dùng kem làm trắng răng hoặc mắc bệnh răng miệng. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn mà còn dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó điều trị hơn.

Răng ê buốt kéo dài bất thường là tình trạng răng nhạy cảm quá mức, gây khó chịu và đau nhức khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc khi đánh răng. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân gây ê buốt răng kéo dài và cách điều trị hiệu quả ngay dưới đây.

Răng ê buốt kéo dài là do đâu?

Răng ê buốt là tình trạng răng thường xuyên có cảm giác ê buốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nhai vật cứng. Điều này có thể xảy ra trong một thời gian ngắn và tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, có người bị ê buốt răng dai dẳng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hoặc mất ngủ.

Ê buốt răng do lớn tuổi

Nhiều người lớn tuổi cũng gặp triệu chứng răng ê buốt kéo dài. Điều này thường xảy ra do lớp men răng đã bị bào mòn nặng theo thời gian, khiến cùi răng yếu và dễ bị tác động từ bên ngoài.

Ê buốt răng do tụt lợi

Tình trạng tụt nướu xảy ra phổ biến ở người già. Đây cũng là hậu quả của bệnh viêm nha chu, viêm nướu hoặc áp xe răng nhiều lần. Khi tụt nướu, lớp ngà dưới chân răng bị lộ ra ngoài, chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với axit và thức ăn nóng, lạnh chúng sẽ bị kích ứng và gây ra hiện tượng nhạy cảm kéo dài vô cùng khó chịu.

Răng ê buốt kéo dài nên chữa trị như thế nào là đúng Tụt nướu là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt kéo dài

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến men răng bị bào mòn dần. Từ đó các mạch máu và dây thần kinh, mô liên kết bên trong cùi răng không còn được bảo vệ tốt và trở nên nhạy cảm hơn với các tác động bên ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt. Những thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt có thể dẫn đến tình trạng răng xấu đi như: Sử dụng bàn chải đánh răng kém chất lượng, đánh răng quá mạnh, đánh răng quá 3 lần trong ngày, lạm dụng kem đánh răng có chứa chất tẩy trắng, sử dụng nước súc miệng có chứa clo và axit. Những điều này sẽ làm hỏng và phá hủy men răng.

Ăn uống không lành mạnh

Thường xuyên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm hỏng men răng. Đồng thời, những thực phẩm này cũng kích hoạt quá trình khử khoáng nhiều hơn mức bình thường. Hậu quả là lớp men răng dần bị mòn đi, làm lộ ngà răng và thường xuyên bị ê buốt. Ở những nơi men răng bị vỡ để lộ ngà răng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Ngoài ra thức ăn quá chua, quá cứng cũng ảnh hưởng đến chức năng của răng. Điều này khiến bạn dễ gặp phải tình trạng răng bị ê buốt khi nhai.

Tổn thương cấu trúc răng

Khi cấu tạo của răng có vấn đề có thể khiến lớp ngà răng bị lộ ra ngoài và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, axit và các chất độc hại dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt cả hàm. Đặc biệt là các trường hợp như gãy răng, mòn men răng, sứt mẻ răng,...

Tẩy trắng răng

Các sản phẩm làm trắng răng thường chứa chất tẩy trắng mạnh và nhiều hóa chất khác gây kích ứng cho răng nhạy cảm và nướu. Cảm giác ê buốt răng thường kéo dài sau khi kết thúc quá trình sử dụng kem làm trắng vì men răng đã bị hư hại. Tình trạng ê buốt răng thường trầm trọng hơn khi tẩy trắng răng tại nhà bằng các phương pháp không khoa học hoặc tự sử dụng kem làm trắng răng kém chất lượng.

Tẩy trắng răng tại nhà có thể khiến tình trạng răng ê buốt kéo dài nêu không làm đúng cách Tẩy trắng răng tại nhà không đúng cách có thể dẫn tổn thương răng khiến răng nhạy cảm hơn

Cách giảm triệu chứng răng ê buốt bất thường

Đến phòng khám nha khoa

Nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài và áp dụng hầu hết các biện pháp chữa răng ê buốt tại nhà đều không còn hiệu quả thì bạn phải đến phòng khám nha khoa để được kiểm tra. Thông qua dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác khiến răng bị ê buốt và dựa trên kết quả này để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Dùng gel chống ê buốt răng

Nhiều loại gel chống ê buốt có sẵn ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng những loại được bác sĩ chỉ định. Sản phẩm gel chống ê buốt thường được sử dụng là SensiKin Gel. Sản phẩm chứa hàm lượng kali nitrat cao có tác dụng chữa răng ê buốt kéo dài nhiều ngày.

Trám răng

Phục hồi chức năng của răng về trạng thái bình thường bằng cách trám răng để giảm ê buốt là phương pháp khá phổ biến. Trước khi trám răng thì vùng răng ê buốt sẽ được làm sạch kỹ lưỡng. Chất liệu dùng để trám răng có thể là hợp chất kim loại hoặc composite nhựa.

Làm răng sứ

Răng bọc sứ được áp dụng trong trường hợp men răng bị mòn quá nhiều và diện tích lộ ra của ngà răng quá lớn. Những vùng men răng chưa bị mất được mài bớt để tạo sự đồng nhất khi chụp mão răng sứ. 

Điều trị nha chu

Kỹ thuật này còn được gọi là lấy tủy răng. Khi lấy tủy răng hoàn toàn sẽ không còn cảm thấy răng ê buốt và nhức nhưng răng sẽ trở nên yếu ớt và cần được chăm sóc. Khoảng trống sau khi điều trị tủy được thay thế bằng vật liệu đặc biệt. Phương pháp này chỉ được can thiệp khi tủy răng bị viêm nhiễm nặng và các biện pháp nha khoa khác không có hiệu quả. 

Răng ê buốt kéo dài nên chữa trị như thế nào cho hiệu quả Điều trị nha chu chỉ áp dụng khi các biện pháp cải thiện ê buốt khác không đáp ứng được

Một số lưu ý để ngăn ngừa răng ê buốt

  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm thay vì lông cứng. Vì bàn chải lông cứng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mòn răng và các bệnh về nướu. Đồng thời thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/ lần hoặc khi lông bàn chải có dấu hiệu rụng, mòn hoặc bong ra.
  • Không đánh răng ngay sau khi ăn mà chờ ít nhất 30 phút để độ pH trong khoang miệng giảm xuống. Nếu bạn ăn hoặc uống các loại thực phẩm có tính axit thì việc đánh răng ngay lập tức khiến răng dễ bị bào mòn và dẫn đến ê buốt răng. Không ăn thức ăn cứng hay dùng răng để mở vật cứng.
  • Điều chỉnh lực chải mỗi khi chải răng và đánh răng theo đúng kỹ thuật chuyển động tròn để làm sạch răng mọi ngóc ngách.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích về răng ê buốt kéo dài để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả tránh được những vấn đề về răng miệng nguy hiểm. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm