Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vị ngọt của măng cụt khiến bạn băn khoăn người tiểu đường có ăn được măng cụt không? Tiểu đường ăn măng cụt cần lưu ý gì? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc đái tháo đường có ăn được măng cụt không.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người mắc bệnh tiểu đường nên kiêng ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, không phải loại quả ngọt nào cũng là điều cấm kỵ đối với bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh vẫn có thể ăn một số trái cây ngọt với liều lượng hợp lý. Trái măng cụt chứa đường tự nhiên, ăn ngon ngọt và thanh mát. Liệu rằng măng cụt có an toàn cho người bị tiểu đường?
Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường, chỉ số đường huyết khi đói trên mức 126 mg/dl. Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thường xuyên ăn trái cây ngọt không phải nguyên nhân chính. Hầu hết các loại trái cây đều chứa một lượng đường nhất định nhưng không phải quả càng ngọt càng nhiều đường.
Người tiểu đường có ăn được quả măng cụt không cần xem xét chỉ số đường huyết của loại quả này. Theo y học hiện đại, chỉ số đường huyết của thực phẩm chia thành 3 mức: GI bằng hoặc ít hơn 55 (thấp), GI bằng 56 - 69 (trung bình), GI từ 70 trở lên (cao). Măng cụt có vị ngọt nhưng GI chỉ bằng 25, thuộc nhóm GI thấp và tốt. Ăn măng cụt không làm tăng nhanh đường huyết.
Như đã phân tích ở trên, hàm lượng đường trong măng cụt không ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường huyết của người ăn. Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn măng cụt trong liều lượng cho phép. Quả măng cụt còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là hoạt chất xanthones chống oxy hóa có khả năng kiểm soát đường huyết ổn định.
Theo nghiên cứu công bố trên Healthline (chuyên trang sức khỏe uy tín của Mỹ), những người bổ sung 400mg chiết xuất măng cụt hàng ngày đã giảm đáng kể tình trạng kháng insulin. Chất xơ trong măng cụt cũng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết, điều chỉnh việc cơ thể sử dụng đường. Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
Bệnh nhân tiểu đường ăn được măng cụt nhưng không vì thế mà có thể ăn tùy ý. Một trong những điều quan trọng khi người tiểu đường ăn quả ngọt là ăn liều lượng bao nhiêu để không tăng đường huyết. Đối với quả măng cụt, người tiểu đường chỉ nên ăn tối đa không quá 30g trong 1 ngày, tức là khoảng 2 quả.
Một tuần, người bệnh ăn 2 - 3 bữa măng cụt là đủ. Khi ăn, bạn nên ăn trực tiếp phần ruột trắng của quả măng cụt để hấp thụ trọn vẹn chất xơ, khoáng chất. Việc ép ruột măng cụt để lấy nước uống sẽ làm giảm hàm lượng chất xơ tự nhiên. Khi ăn măng cụt, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ dưới đây.
Những thông tin trên đã làm sáng tỏ khúc mắc người tiểu đường có ăn được măng cụt không. Theo các bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết ở mức thấp. Dưới đây là 4 loại quả có chỉ số GI dưới 30 tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Bưởi có chỉ số đường huyết bằng 25, tương đương với măng cụt. Hàm lượng vitamin C trong quả bưởi rất dồi dào, 100g bưởi chứa tới 61mg vitamin C. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vitamin C hỗ trợ giảm lượng đường trong máu. Cụ thể, một nghiên cứu của Trường Đại học Deakin cho thấy những người được cung cấp vitamin C đã giảm 36% lượng đường sau bữa ăn.
Chỉ số đường huyết của quả anh đào bằng 22, rất lý tưởng để người tiểu đường ăn mà không lo bị tăng đường huyết. Bên cạnh các vitamin A, C, B9 và khoáng chất natri, kali, magie thì anh đào còn giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt là chất kháng oxy hóa anthocyanin kích thích sản xuất insulin lên 50%. Bạn có thể ăn quả anh đào mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết.
Bơ có chỉ số GI bằng 15 nên rất an toàn cho người bệnh tiểu đường. Quả bơ ít carbohydrate nhưng lại giàu chất xơ. Trong 150g bơ chỉ có khoảng 12,79g carb, hàm lượng chất xơ lên tới 10g và chứa 19g chất béo không bão hòa. Ăn bơ cải thiện độ nhạy của insulin, kiểm soát lượng đường trong máu. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người tiểu đường nên thêm quả bơ vào khẩu phần ăn.
Nếu vẫn lăn tăn người tiểu đường có ăn được măng cụt không, bạn chọn quả lựu để yên tâm sử dụng hàng ngày. Lựu có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống thơm ngon, bổ dưỡng. Chỉ số đường huyết của lựu bằng 18, an toàn cho người tiểu đường. Chất punicalagin trong vỏ của hạt lựu có đặc tính chống oxy hóa mạnh gấp 3 lần trà xanh, rất tốt cho điều hòa đường huyết.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được măng cụt không theo phân tích khoa học. Bạn yên tâm ăn măng cụt không quá 30g mỗi ngày, kết hợp chế độ dinh dưỡng an toàn cho bệnh tiểu đường. Để kiểm soát lượng đường huyết và phòng tránh biến chứng, bạn tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường đã được các bác sĩ khuyên dùng.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...