Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cúm A khi không được điều trị tốt sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Vậy thì người đã từng bị cúm A rồi có bị lại không?
Cúm A là một bệnh lý có nhiều điểm tương đồng với cảm lạnh, vì vậy nhiều người thường nhầm lẫn hai căn bệnh này với nhau. Người bị bệnh cúm A sẽ hồi phục dần sau khoảng 1 tuần tính từ ngày khởi phát các triệu chứng. Thế nhưng, trong một số tình huống do nhiều yếu tố tác động, bệnh không khỏi mà tiến triển thành nhiều biến chứng như: Viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí có trường hợp còn gây ra tử vong. Bởi thế, việc chủ động phòng ngừa và điều trị dứt điểm bệnh là điều cực kỳ quan trọng. Liệu rằng người bị cúm A rồi có bị lại không?
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của virus cúm A là khả năng thay đổi kháng nguyên khi nó tiếp xúc với môi trường có điều kiện thuận lợi. Tình huống này thường xảy ra khi người bệnh sống gần với các loài gia cầm và vật nuôi như gà, lợn. Virus cúm A có thể dễ dàng lây truyền từ người sang người thông qua giọt bắn và hạt bụi nước, tương tự như các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác như SARS và SARS-CoV-2
Đường lây truyền của virus cúm A chính là khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Khi đó, virus trong giọt bắn, nước bọt của người bệnh sẽ đi ra ngoài môi trường sống. Nếu tay của người khỏe mạnh tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình, virus sẽ xâm nhập vào vào cơ thể thông qua đường hô hấp và gây bệnh.
Trường hợp bệnh nhân đã từng nhiễm cúm A có bị tái lại không? Đối với các chủng virus cúm nói chung và cúm A nói riêng, một điều đáng chú ý là người mắc bệnh có thể tái nhiễm bệnh, thậm chí sau khi người bệnh đã được chữa khỏi một lần. Nguyên nhân là vì hệ miễn dịch của người bệnh sau khi họ đã hồi phục vẫn còn yếu kém nên rất dễ bị virus tấn công.
Ngay cả khi đã khỏi bệnh, hệ miễn dịch của bệnh nhân vẫn có thể không đủ mạnh để ngăn chặn một lần nhiễm bệnh mới, khi họ tiếp xúc với nguồn lây truyền. Đây cũng là lý do làm cho cúm A và các chủng virus cúm khác trở nên khó kiểm soát và nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng kém.
Bên cạnh đó, cúm là một loại virus có khả năng biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian. Việc này đặt ra thách thức lớn trong việc kiểm soát căn bệnh này. Nếu không tiêm vắc-xin phòng cúm định kỳ mỗi năm, các chủng virus cúm mới sẽ xuất hiện và lan rộng nhanh chóng, đe dọa sức khỏe của cộng đồng. Đây là lời giải thích tại sao tiêm vắc-xin phòng cúm mỗi năm luôn được khuyến nghị.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh cúm A. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp để giảm triệu chứng và hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Một trong những biện pháp phổ biến nhất là sử dụng thuốc hạ sốt và bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C. Thế nhưng, người bệnh cần lưu ý sử dụng theo theo chỉ định từ bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng aspirin sẽ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp tại nhà để giúp phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác:
Tóm lại, với câu hỏi người bị cúm A rồi có bị lại không thì câu trả lời là có. Đối với các chủng virus cúm và cúm A, người mắc bệnh kể cả sau khi được chữa khỏi vẫn có khả năng tái nhiễm. Vì khả năng miễn dịch của người bệnh tương đối kém, kể cả khi khỏi bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại. Ngoài ra, cúm là loại virus có khả năng biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian.
Do đó, việc giữ vệ sinh cá nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần thiết là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của cúm A. Đồng thời, việc tiêm vắc-xin cúm định kỳ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, trước nguy cơ lây nhiễm của căn bệnh này.
Xem thêm: Trẻ nhỏ khi bị cúm A sốt bao lâu?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.