Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân bị giời leo ở miệng do đâu?

Ngày 07/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Các dấu hiệu xuất hiện mụn nước có cảm giác ngứa, đau nhức vùng quanh miệng có thể là triệu chứng ban đầu khi bị giời leo ở miệng. Đằng sau những triệu chứng đau đớn và không thoải mái đó khiến người bệnh không khỏi thắc mắc nguyên nhân bị giời leo ở miệng do đâu? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Theo quan niệm dân gian, từ xưa đến nay nhiều người thường cho rằng giời leo ở miệng là do con bọ giời (hay con giời leo) gây ra. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác thực chính xác và chưa có tổ chức y tế nào công bố về điều này. Hiện tượng này chỉ được lan truyền theo dân gian Việt Nam. Trái lại, có một quan điểm khác theo y khoa cho rằng bị giời leo ở miệng do virus varicella zoster gây ra.

Giời leo ở miệng là gì?

Theo Bác sĩ Lương Trường Sơn, nguyên phó viên trưởng viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân của bệnh giời leo là do vi rút varicella zoster xâm nhập vào dây thần kinh cảm giác và bắt đầu hoạt động lại sau một thời gian "ngủ đông". Điều này dẫn đến việc xuất hiện các vùng da bị nổi mẩn hoặc mụn nước.

Trong trường hợp bệnh giời leo ở vùng miệng, vi rút tác động trực tiếp lên các dây thần kinh xung quanh môi, tạo ra các ổ viêm nhiễm mụn nước gây đau đớn, khó chịu và làm mất tính thẩm mỹ.

Trong quan niệm dân gian, người bệnh thường cho rằng bệnh này do côn trùng như con giời, bọ ngựa, kiến ba khoang gây ra, dẫn đến thái độ chủ quan trong việc thăm khám bệnh. Họ thường chỉ tới khám bác sĩ khi tình trạng bệnh trở nên nặng, điều này gây nguy cơ để lại hậu quả nghiêm trọng như méo miệng...

nguyen-nhan-bi-gioi-leo-o-mieng-do-dau-1.jpg
Bệnh giời leo là do vi rút varicella zoster xâm nhập vào dây thần kinh cảm giác

Vì vậy, khi bạn phát hiện các triệu chứng của bệnh, nên thăm khám để bác sĩ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên phù hợp nhất. Điều này giúp bạn tránh được những hậu quả không mong muốn và tránh để lại di chứng sau khi bệnh qua đi.

Biểu hiện bị giời leo ở miệng

Bệnh giời leo ở miệng xuất phát từ vi rút varicella zoster hoạt động lại trong các dây thần kinh cảm giác ở một vùng cụ thể trong cơ thể. Biểu hiện bị giời leo ở miệng qua các triệu chứng sau:

Triệu chứng ban đầu: 

  • Bệnh giời leo ở miệng thường bắt đầu với cảm giác ngứa, đau nhói, căng, bỏng, nhức dai dẳng vùng môi. 
  • Có thể xuất hiện hạch ở nách hoặc dưới cổ. 
  • Một số trường hợp có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc không, mệt mỏi, căng thẳng.

Phát ban và các triệu chứng đi kèm:

  • Khoảng 10 đến 12 ngày sau khi xuất hiện cảm giác đau, dải ban sẽ hình thành.
  • Dải ban này thường tạo thành các vùng da bị tẩy đỏ, phồng lên và có một số vùng mụn nước. Mụn nước có thể xuất hiện trên môi, miệng, họng hoặc thậm chí trong vòm miệng.

Đặc điểm của mụn nước:

  • Mụn nước trong trường hợp bệnh giời leo thường chứa dịch màu trắng đục, thường xuất hiện thành từng nhóm. 
  • Mụn có khả năng vỡ ra, thải dịch trắng đục ra nhiều, và nếu không được xử lý cẩn thận, dịch này có thể lan ra các vùng khác trên cơ thể, gây sự lây lan của bệnh.

Hồi phục và biến chứng: 

  • Sau khoảng hai đến ba tuần, dải ban sẽ bắt đầu biến mất, vảy bong ra và có thể để lại sẹo. 
  • Một số trường hợp nặng có thể kéo dài thời gian mụn mủ và đau nhói, gây ra biến chứng như méo miệng hoặc lây lan rộng qua các vùng khác của cơ thể. Trạng thái này thường khó điều trị hoàn toàn và cần sự can thiệp y tế kịp thời.

Tác động đến phụ nữ mang thai:

  •  Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc bệnh giời leo trong 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển cấu trúc thai.
  • Việc sử dụng các biện pháp dân gian chữa trị trong trường hợp này có thể gây ra biến chứng của bệnh giời leo và dẫn đến dị tật ở thai nhi.

Nguyên nhân bị giời leo ở miệng do đâu?

Bệnh giời leo ở miệng là kết quả của sự tấn công của virus varicella zoster, cùng loại virus gây ra bệnh đậu mùa. Virus này tấn công các dây thần kinh trên cơ thể, và khi dây thần kinh trên vùng mặt bị ảnh hưởng, nó gây ra bệnh giời leo ở các vùng như miệng, môi, mắt, tai và các vùng khác.

Có một số đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh giời leo:

  • Người già yếu: Người cao tuổi thường có sức đề kháng yếu, là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho vi rút tái phát.
  • Trẻ em: Hệ miễn dịch của trẻ em còn đang phát triển, khiến chúng trở nên dễ dàng bị nhiễm bệnh hơn.
  • Người mắc HIV: Hệ miễn dịch suy yếu ở những người nhiễm HIV là một lý do khiến vi rút có cơ hội tái phát và gây bệnh.
  • Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ thường trở nên yếu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút tái phát và gây bệnh.
  • Những người từng mắc bệnh đậu mùa: Sau khi bị bệnh đậu mùa, virus varicella zoster có thể tiềm năng "ngủ" trong cơ thể và khi hệ miễn dịch suy yếu, virus sẽ "đánh thức" và gây ra bệnh giời leo.
nguyen-nhan-bi-gioi-leo-o-mieng-do-dau.jpg
Ai cũng có khả năng mắc bệnh giời leo

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh giời leo, nhưng những đối tượng có sức đề kháng yếu hoặc bệnh lý nhiễm khuẩn thường có nguy cơ cao hơn.

Bị giời leo ở miệng có nguy hiểm không?

Bị giời leo ở miệng có thể gây ra một số vấn đề và biến chứng, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Đau đớn và khó chịu: Bệnh giời leo ở miệng thường gây ra cảm giác đau, ngứa và khó chịu. Điều này có thể làm cho việc ăn uống, nói chuyện và thậm chí cả hoạt động nuốt thức ăn bị ảnh hưởng, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhiễm trùng và viêm nhiễm: Nếu vùng bệnh không được vệ sinh sạch sẽ hoặc tự ý xử lý mụn mủ, có thể gây nhiễm trùng và viêm nhiễm. Điều này làm tăng nguy cơ để lại vết thương nặng hơn, sẹo gây mất thẩm mỹ.

Biến chứng mắt: Nếu vi rút giời leo lan vào khu vực mắt, nguy cơ gây nhiễm trùng mắt rất cao. Bệnh có thể gây viêm nhiễm mắt, làm mờ thị giác, đau mắt và thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt nếu không được điều trị kịp thời.

Hệ thần kinh: Ở một số trường hợp, virus giời leo có thể lan vào hệ thống thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau thần kinh dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Nguy cơ cho phụ nữ mang thai: Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh giời leo, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và tạo ra nguy cơ cho sự phát triển của thai.

Cách điều trị bệnh giời leo ở miệng

Cùng tìm hiểu các điều trị sau khi xác định được nguyên nhân bị giời leo ở miệng. Để điều trị bệnh giời leo ở miệng một cách hiệu quả, có một số biện pháp cần thực hiện như sau:

Mặc quần áo rộng, thoáng mát và tránh tiếp xúc với người chưa bị bệnh: Để ngăn bệnh lây lan từ người này sang người khác, hạn chế tiếp xúc với những người chưa từng mắc bệnh giời leo.

Xử lý mụn mủ sạch sẽ: Cần chú ý xử lý các vùng mụn mủ một cách sạch sẽ để ngăn việc nhiễm trùng và lây lan vào các vùng khác trên cơ thể.

Sử dụng băng ngâm trong nước lạnh: Sử dụng băng ngâm trong nước lạnh rồi đắp lên vùng mụn mủ trong khoảng 20 phút. Thực hiện điều này từ 7 đến 8 lần mỗi ngày có thể giảm đau và giúp vết thương khô nhanh hơn.

Không gãi mụn và sử dụng thuốc kháng virus: Tuyệt đối không được gãi mụn vì việc làm này có thể làm lan rộng vùng bệnh. Có thể sử dụng thuốc kháng virus theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

nguyen-nhan-bi-gioi-leo-o-mieng-do-dau-3.jpg
Sử dụng thuốc kháng virus theo hướng dẫn bác sĩ

Thời điểm điều trị sớm: Thời điểm vàng để điều trị bệnh giời leo ở miệng là trong 48 giờ sau khi tổn thương da xuất hiện. Bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để thăm khám và được chữa trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Việc chủ động thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là cách xác định nguyên nhân bị giời leo ở miệng và cách trị bệnh giời leo ở miệng nhanh nhất, đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ để lại biến chứng.

Xem thêm: Một số loại cây thuốc nam, lá trị giời leo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm