Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nguyên nhân bị mẻ răng hàm là gì? Cách phục hồi đúng cách?

Ngày 22/11/2023
Kích thước chữ

Mẻ răng hàm là tình trạng khiến răng bị mẻ một phần hoặc hoàn toàn, vậy nguyên nhân và cách khắc phục là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Mẻ răng hàm là tình trạng khi răng bị vỡ một phần hoặc bị vỡ hoàn toàn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vậy có cách xử lý và phương pháp phòng ngừa mẻ răng hàm không?

Mẻ răng hàm là gì?

Cấu trúc của răng hàm khỏe mạnh thường bao gồm ba lớp: Men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mô nhạy cảm bên trong. Bề mặt của răng được phủ bởi lớp men rất cứng chắc nhưng vẫn bị thương tổn bởi các tác nhân đến từ sự va đập mạnh vào răng, căng thẳng do nhai hoặc các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân bị mẻ răng hàm là gì? Cách chữa trị đúng cách? 1
Một răng hàm khỏe mạnh cấu tạo bởi 3 lớp: Men răng, ngà răng và tủy răng

Vậy mẻ răng hàm có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Câu trả lời là "Không", tuy nhiên mẻ răng hàm sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống và nhiều vấn đề khác, cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng đến cấu trúc bảo vệ của răng và làm cho ngà và tủy răng bị lộ ra ngoài, gây ra cảm giác ê buốt khi ăn uống hoặc tiếp xúc với không khí lạnh.
  • Khi phần chân răng bị hở sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập vào các cấu trúc bên trong của răng, tạo nên nguy cơ cao cho các vấn đề về sức khỏe miệng.
  • Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ mất răng.
  • Răng hàm là răng có vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn, nên khi bị răng mẻ, vỡ có thể tạo ra các gờ sắc nhọn và gây tổn thương cho miệng khiến cho việc ăn uống và tiếp xúc trở nên đau đớn.

Các nguyên nhân gây mẻ răng hàm?

Mẻ răng hàm là một vấn đề rất phổ biến và có thể gây ra nhiều rủi ro nếu không được chăm sóc kịp thời. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mẻ răng hàm và việc hiểu rõ về chúng giúp bạn có thể phòng ngừa tốt hơn:

  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mẻ răng hàm. Chấn thương có thể do tai nạn giao thông, va đập mạnh hoặc rơi ngã đều có thể gây ra tình trạng này.
  • Sâu răng: Khiến cấu trúc răng bị ảnh hưởng, men bị ăn mòn dần dần ở ngà răng, vi khuẩn lây lan từ từ sang ngà và tủy, khiến các cấu trúc bị suy yếu dần, dễ dàng bị nứt, vỡ nếu có tác động từ bên ngoài.
  • Cắn nghiêng, ngậm vật cứng quá lâu: Mài mòn do cắn nghiêng, ngậm vật cứng quá lâu cũng làm cho răng trở nên yếu và dễ mẻ.
  • Cấy ghép răng không đúng cách: Khi cấy ghép răng không được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và có chất lượng cao, có thể dẫn đến tình trạng mẻ răng hàm sau này, tuy nhiên đây là trường hợp ít khi gặp.
  • Đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải cứng: Cần lựa chọn lông bàn chải có độ mềm và không dùng sức quá mạnh để đánh răng.
Nguyên nhân bị mẻ răng hàm là gì? Cách chữa trị đúng cách? 2
Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây mẻ răng hàm

Ngoài ra, một số thói quen xấu khác có thể làm cho men răng bị mòn và dẫn đến tình trạng mẻ răng, như:

  • Nhai kẹo cao su quá nhiều, sử dụng rượu, thuốc lá;
  • Nghiến răng khi ngủ ở tình trạng nặng;
  • Thiếu hụt canxi, flour và các khoáng chất cần thiết khác trong cơ thể.

Các phương pháp phòng ngừa mẻ răng hàm

Các phương pháp phòng ngừa mẻ răng hàm là những biện pháp để nhằm duy trì sức khỏe của răng và lợi. Mẻ răng hàm là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều rắc rối nếu không được phòng ngừa kịp thời. Dưới đây là một vài biện pháp phòng tránh hiệu quả bạn có thể tham khảo:

  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Cần đảm bảo rằng bạn chải răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch những kẽ răng.
  • Kiểm tra định kỳ: Việc kiểm tra răng hàm định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm vấn đề liên quan đến mẻ răng và điều trị kịp thời.
  • Tránh thức uống có đường: Thức uống có đường và thực phẩm giàu đường có thể gây ra sự phá hủy răng, do đó, hạn chế sử dụng những loại thức uống này sẽ giúp giữ cho răng hàm khỏe mạnh.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluorideFluoride có tác dụng bảo vệ lớp men của răng khỏi sự phá hủy và cũng giúp tái tạo men đã bị hỏng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn uống cân đối và hạn chế ăn đồ ngọt sẽ giúp giữ cho răng hàm khỏe mạnh và tránh được sự hình thành của mẻ răng.
  • Sử dụng bảo vệ răng mỗi khi tham gia thể thao: Để bảo vệ răng khỏi chấn thương do va đập trong các hoạt động thể thao, nên sử dụng một chiếc bảo vệ răng cố định hoặc mềm.
  • Tập thói quen chải răng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng, theo chuyển động vòng tròn và không áp lực quá mạnh. Hãy đảm bảo chải răng kỹ lưỡng trên mặt trước, sau và giữa các rãnh răng.
  • Hạn chế tiếp xúc với thực phẩm gây mẻ: Tránh ăn, cắn những loại thực phẩm cứng hoặc dùng răng để mở nắp chai, lọ. Điều này giúp giảm nguy cơ mẻ răng hàm hơn đấy.

Những phương pháp trên đây sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các vấn đề liên quan đến mẻ răng hàm. Tuy nhiên, để có thêm thông tin và tư vấn chuyên sâu, bạn vẫn nên thường xuyên đến bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ tốt nhất!

Nguyên nhân bị mẻ răng hàm là gì? Cách chữa trị đúng cách? 3
Có nhiều phương pháp phòng ngừa mẻ răng hàm, cần tìm hiểu và áp dụng sao cho phù hợp

Có cách phục hồi răng hàm bị mẻ không?

Tình trạng mẻ răng hàm là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Mẻ răng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến việc nói chuyện, ăn uống và tiếp xúc xã hội. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách phục hồi răng hàm bị mẻ mà bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này:

  • Dán lại mảnh răng bị mẻ: Đối với những trường hợp răng bị mẻ nhưng không làm tổn thương tủy, không làm hở chân răng. Bác sĩ sẽ dùng keo dán đặc biệt để dán lại mảnh răng bị mẻ vào vị trí cũ, giúp răng trở lại hình dáng ban đầu
  • Mài hoặc trám răng: Đối với những trường hợp răng bị mẻ nhẹ, không ảnh hưởng đến tủy răng. Bác sĩ sẽ mài nhẹ phần răng bị mẻ để làm mịn và đều gờ răng hoặc trám lại vết nứt bằng chất liệu composite
  • Bọc răng sứ hoặc làm răng implant (đối với những trường hợp răng bị mẻ rất nặng, làm hở tủy răng, gây đau nhức, ê buốt): Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng, sau đó có phương pháp thích hợp để giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại, cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai.
Nguyên nhân bị mẻ răng hàm là gì? Cách chữa trị đúng cách? 4
Trám răng là phương pháp thường được áp dụng để phục hồi răng mẻ

Trên đây là tất cả thông tin về mẻ răng hàm, hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn tìm được phương pháp phục hồi răng cũng như biết cách chăm sóc răng miệng cho bản thân và gia đình nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin